[tomtat] Hướng dẫn lập trình PLC Delta kết nối với Module Analog DVP06XA-S và DVP06XA-S2.
Tài liệu hướng dẫn lập trình PLC Delta đọc tín hiệu analog từ đồng hồ nhiệt độ về module DVP06XA-S.
Cách điều khiển tần số biến tần bằng PLC xuất tín hiệu analog 0~10V qua module DVP06XA-S. [/tomtat][mota]
Cách lập trình kết nối PLC Delta với module analog DVP06XA-S và DVP06xa-s2

Hướng dẫn lập trình PLC Delta ghép nối module DVP06XA-S DVP06XA-S2
Lập trình PLC Delta ghép nối module DVP06XA-S DVP06XA-S2
Mở đầu :
    Ở bài viết trước, bộ phận kỹ thuật Công ty Auto Vina đã hướng dẫn chi tiết cách lập trình ghép nối PLC Delta với module ngõ vào / ngõ ra Analog DVP06XA-S.
https://www.dailybientandelta.com/2013/04/lap-trinh-plc-delta-voi-module-analog.html
Trong bài viết này, Auto Vina xin dựng lại thành clip hướng dẫn lập trình PLC Delta kết nối module DVP06XA-S hoặc DVP06XA-S2 đọc tín hiệu Analog từ đồng hồ nhiệt độ và quy đổi sang tín hiệu Digital, từ đó xuất ra tín hiệu Analog điều khiển biến tần Delta.

Cấu hình phần cứng sẽ thực hành :
    Trong nội dung clip và bài viết này, Auto Vina xin gửi tới quý khách hàng và các bạn đoạn code chương trình cho PLC Delta thực hiện truy xuất module DVP06XA-S với các đề bài sau :
  • Đọc tín hiệu 4~20mA từ đồng hồ nhiệt độ về kênh CH1 với mode -20~20mA.
  • Quy đổi tín hiệu số thu được từ kênh CH1 nạp sang kênh ngõ ra CH5 ở chế độ 0~10V hiển thị lên đồng hồ đo Volt điện áp DC.
  • Viết logic điều khiển chương trình nạp giá trị số để chuyển đổi thành tín hiệu Analog xuất ra kênh CH6 0~10V đưa sang điều khiển biến tần Delta VFD-M thay đổi tần số từ 0~50Hz. :
    • Nhấn nhả X0 : nạp giá trị số = 0, ngõ ra analog = 0V. Tần số biến tần = 0Hz.
    • Nhấn giữ X0 1 giây : nạp giá trị số = 4000, ngõ ra analog = 10V. Tần số biến tần = 50Hz.
    • Nhấn nhả X1 : nạp giá trị số = 1000, ngõ ra analog = 2.5V. Tần số biến tần = 12.5Hz.
    • Nhấn nhả X2 : nạp giá trị số = 2000, ngõ ra analog = 5V. Tần số biến tần = 25Hz.
Hướng dẫn lập trình PLC Delta đọc tín hiệu analog và xuất tín hiệu điều khiển biến tần
Lập trình PLC Delta đọc tín hiệu analog từ đồng hồ và xuất tín hiệu điều khiển biến tần
Video clip thực hành :
Clip hướng dẫn lập trình PLC Delta DVP10SX11R ghép nối module Analog DVP06XA-S, DVP06XA-S2 :


Ôn tập tài liệu hướng dẫn lập trình PLC Delta ghép nối module DVP06XA-S :

1. Hình ảnh Module DVP06XA-S :
Module PLC Delta DVP06XA
2. Sơ đồ đấu nối :
Ngõ vào Analog :
Chú ý khi kết nối ngõ vào dòng điện, ngõ vào V+ và I+ phải nối chung với nhau.

Ngõ ra Analog :

3. Độ phân giải và thông số ngõ vào/ra :
Ngõ vào :
- Điện áp vào :
Giải điện áp vào : + - 10V
Giải giá trị số : + - 2000
Độ phân giải : 12bit, 1 đơn vị số tương ứng với 5mV ngõ vào
- Dòng điện vào :
Giải dòng điện vào : + - 20mA
Giải giá trị số : + - 1000
Độ phân giải : 11 bit, 1 đơn vị số tương ứng với 20uA

Ngõ ra :
- Điện áp ra :
Giải điện áp ra : 0 ~ 10V
Giải giá trị số : 0 ~ 4000
Độ phân giải : 12bit, 1 đơn vị số tương ứng với 2.5mV ngõ ra
- Dòng điện ra :
Giải dòng điện ra : 0 ~ 20mA
Giải giá trị số : 0 ~ 4000
Độ phân giải : 11 bit, 1 đơn vị số tương ứng với 5uA

4. Địa chỉ thanh ghi kết nối :
Ngoài các thanh ghi lưu trữ code thể hiện loại Module, địa chỉ và giao thức truyền thông là các thanh ghi về chế độ Analog, giá trị số ngõ vào và ra, số lượng mẫu, ...
Ở đây chúng ta thực hiện ghép nối trực tiếp PLC và Module nên chỉ cần quan tâm tới thanh ghi về giá trị điều khiển Analog, cụ thể như sau :
a. Thanh ghi số 1: 
Chứa giá trị tương ứng với việc thiết lập chế độ (Mode) ngõ vào và ngõ ra Analog, gồm 16 bit :
Bit 15 - Bit 14 - Bit 13  - Bit 12 - Bit 11 - Bit 10 - Bit 9 - Bit 8 - Bit 7 - Bit 6 - Bit 5 - Bit 4 - Bit 3 - Bit 2 - Bit 1 Bit 0

Cài đặt chế độ ngõ vào: (CH1~CH4) 
Mode 0: chế độ điện áp (-10V~+10V).
Mode 1: chế độ điện áp (-6V~+10V). 
Mode 2: chế độ dòng điện (-12mA~+20mA). 
Mode 3: chế độ dòng điện (-20mA~+20mA). 
Mode 4: không sử dụng. 
Cài đặt chế độ ngõ ra: (CH5~CH6) 
Mode 0: chế độ điện áp (0V~10V).  
Mode 1: chế độ điện áp (2V~10V). 
Mode 2: chế độ dòng điện (4mA~20mA). 
Mode 3: chế độ dòng điện (0mA~20mA). 
Trong đó :
b11~b0 dùng để cài đặt chế độ làm việc cho 4 ngõ vào tín hiệu Analog (AD): CH1~CH4
b12~b15 dùng để cài đặt chế độ làm việc cho 2 ngõ ra tín hiệu Analog (DA): CH5~CH6

Mỗi kênh có bốn chế độ có thể được thiết lập riêng . Ví dụ: nếu cài đặt CH1 ở mode 0 (b2~b0=000), 
CH2 ở mode 1(b5~b3=001), CH3: mode 2 (b8~b6=010), CH4: mode 3(b11~b9=011), b0~b11 
cần phải nạp giá trị là H688. Nếu cài đặt CH5: mode 2 (b13~b12=10), CH6: mode 1 (b15~b14=01), 
b12~b15 cần nạp giá trị là H5. Mặc định thiết bị là H0000. 

Chú ý, các bit tính theo hệ nhị phân ( cơ số 2 ) và quy đổi thành hệ Thập lục phân - Hexa ( cơ số 16 ). Ký hiệu chữ H là chỉ số ở hệ Hexa, chữ K là hệ thập phân ( hệ cơ số 10 ). 

b. Thanh ghi số 6, 7, 8, 9: 
Hiển thị giá trị trung bình của ngõ vào Analog CH 1 ~ CH 4
Đây là các thanh ghi dùng để lấy trực tiếp các giá trị số đã quy đổi từ ngõ vào Analog và đã được xử lý lấy mẫu và chia giá trị trung bình.
c. Thanh ghi số 10, 11: 
Thanh ghi dùng để nạp giá trị số cho ngõ ra CH5 ~ CH6, phạm vi thiết lập là K0 ~ K4000. Mặc định là K0.

Ứng với giá trị số nạp vào, ngõ ra sẽ có mức tín hiệu Analog tương ứng theo chế độ đã cài đặt ở thanh ghi 1.

d. Thanh ghi số 18, 19, 20, 21: 
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ lệch tín hiệu ngõ vào CH1 ~ CH4. Thiết lập mặc định ban đầu là K0.
Điện áp: phạm vi thiết lập là K-1000 ~ K1000
Dòng điện: phạm vi thiết lập là K-1000 ~ K1000
e. Thanh ghi số 22, 23: 
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ lệch tín hiệu ngõ vào CH5 ~ CH6. Thiết lập mặc định ban đầu là K0.
Phạm vi thiết lập là K-2000 ~ K2000
f. Thanh ghi số 24, 25, 26, 27: 
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ khuếch đại tín hiệu ngõ vào CH1 ~ CH4. Thiết lập mặc định ban đầu là K1000.
Điện áp: phạm vi thiết lập là K-800 ~ K4000
Dòng điện: phạm vi thiết lập là K-800 ~ K2600
g. Thanh ghi số 28, 29: 
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ khuếch đại tín hiệu ngõ vào CH5 ~ CH6. Thiết lập mặc định ban đầu là K2000.
Phạm vi thiết lập là K-1600 ~ K8000

Chú ý
Các thanh ghi ở mục d,e,f,g dùng để hiệu chỉnh lại đường đặc tính ngõ vào ra. Hay chính là thiết lập lại dải tín hiệu Analog ngõ vào ra.

Ví dụ về Gain và Offset ( độ khuếch đại và độ lệch ):
- Giả sử ở chế độ Mode 0 của ngõ vào :
Theo mục a về thanh ghi số 1, ta có dải tín hiệu ngõ vào Mode 0 sẽ là :
-10V ~ +10V <=> K-2000 ~ K2000
=> Đường đặc tính tín hiệu ngõ vào là đường thẳng từ đi qua các điểm : ( -10;-2000 ),  ( 10;2000 ). 
=> Giá trị số = K200 * giá trị điện áp ngõ vào
          Y=200*X
Từ đó ta có đường đặc tính theo đồ thị hàm số trên, điểm Offset là điểm giao nhau giữa đường đặc tính và trục điện áp X, điểm Gain là điểm có giá trị số Y = K1000
=> Offset (0;0), Gain ( 5;1000)
- Ngược lại để có chế độ Mode 1: chế độ điện áp (-6V~+10V). Đường đặc tính tín hiệu ngõ vào là đường thẳng từ đi qua các điểm : (-6;-2000) , ( 10;2000).
=> Giá trị số = K250 * giá trị điện áp ngõ vào - K500
          Y=250*X - 500

Từ đó ta có đường đặc tính theo đồ thị hàm số và cũng tính điểm Offset là điểm giao nhau giữa đường đặc tính và trục điện áp X, điểm Gain là điểm có giá trị số Y = K1000
=> Offset (2;0), Gain ( 6;1000)
Tương tự với ngõ ra dòng điện, ta có đồ thị như hình bên dưới:

=> Với mỗi một dải tín hiệu Analog thực tế nào đó nằm trong giới hạn cho phép của kênh Analog trên Module, chúng ta đều có thể điều chính tương ứng với 2 mức giá trị số của Module.

5. Cách ghép nối vật lý và định địa chỉ Module : 
- Đối với PLC Delta, các modul I/O thông thường sẽ ghép nối mà không cần bất kỳ thiết lập nào.
- Các Module đặc biệt như Module Analog sẽ được tự động hoàn toàn định địa chỉ theo thứ tự gần với PLC nhất. Và tính từ K0 ~ K7. Chi tiết xem hình dưới đây :


Trong hình có sử dụng CPU DVP10SX và Module DVP-06XA, DVP-04AD
Theo thứ tự ta có: địa chỉ của Module DVP-06XA là 0, địa chỉ của Module DVP-04AD là 1.
Tối đa có thể lên tới 8 Module.

6. Cấu trúc lệnh kết nối dữ liệu tới địa chỉ thanh ghi của Module : 
a. Lệnh viết dữ liệu : TO
- Cấu trúc lệnh:
                         | TO |  m1 | m2 | S | n |
Trong đó : 
+ TO là tên lệnh
+ m1 là địa chỉ của Module theo thứ tự như mục số 5 đã nêu trên.
+ m2 là địa chỉ của thanh ghi cần kết nối tới, hay chính là chỉ số thanh ghi ở mục 4 đã nêu trên.
+ S là dữ liệu để viết vào thanh ghi. S có thể là hằng số hoặc dữ liệu dạng thanh ghi data trong PLC.
+ n là số thanh ghi được viết trong lệnh, tính từ địa chỉ m2.

- Cách viết lệnh: 
Trong cửa sổ lập trình, gõ trực tiếp câu lệnh theo cấu trúc trên. Xem ví dụ dưới đây :

- Ví dụ thực hiện lệnh TO để thiết lập chế độ ngõ vào / ra cho các kênh Analog :
Giả sử Module DVP06-XA được kết nối vào vị trí 0 như trên mục số 5, và chúng ta muốn thiết lập chế độ ngõ vào điện áp +-10V và chế độ ngõ ra dòng điện 0~20mA cho tất cả các kênh ngõ vào/ ra, ta có giá trị các bit như sau:
b15~b0 = 00 00 011 011 011 011 011 = H6DB
Và câu lệnh sẽ là :
                           | TO |  K0  | K1 | H6DB | K1 |


Kết quả :


Sau khi PLC RUN, bit M1002 sẽ ON và nạp giá trị H6DB xuống thanh ghi chế độ Analog cho Module. Và việc thiết lập này chỉ cần thực hiện 1 lần duy nhất trong chương trình PLC trước khi sử dụng các công việc liên quan đến Analog.


b. Lệnh đọc dữ liệu : FROM
- Cấu trúc lệnh:
                         | FROM |  m1 | m2 | D | n |
Trong đó : 
+ FROM là tên lệnh
+ m1 là địa chỉ của Module theo thứ tự như mục số 5 đã nêu trên.
+ m2 là địa chỉ của thanh ghi cần kết nối tới, hay chính là chỉ số thanh ghi ở mục 4 đã nêu trên.
+ D là dữ liệu lưu kết quả giá trị sau khi đọc từ Module lên. D là các dạng dữ liệu kiểu thanh ghi trong PLC.
+ n là số thanh ghi sẽ đọc lên trong lệnh, tính từ địa chỉ m2.
- Cách viết lệnh: 
Trong cửa sổ lập trình, gõ trực tiếp câu lệnh theo cấu trúc trên. Xem ví dụ dưới đây :

- Ví dụ thực hiện lệnh FROM để đọc giá trị các kênh kênh Analog ngõ vào :
Chúng ta vẫn giả sử theo ví dụ trên là Module DVP06-XA được kết nối vào vị trí 0 như trên mục số 5. Địa chỉ các thanh ghi lưu giá trị số sau khi biến đổi giá trị từ tín hiệu Analog ngõ vào và được xử lý tính toán trung bình là : thanh ghi 6, 7, 8, 9. Chi tiết địa chỉ thanh ghi, lập trình viên coi lại mục số 4 ở trên hoặc xem trong tài liệu đi kèm thiết bị.
Để đơn giản, chúng ta xem ví dụ đọc từng thanh ghi 1, với thanh ghi số 6 ta sẽ viết câu lệnh sau :


Trong đó, D150 là thanh ghi Data trên PLC được chọn làm nơi lưu kết quả của thanh ghi số 6 dưới Module Analog.
Làm tương tự với các thanh ghi còn lại, ta có đoạn chương trình đọc dữ liệu từ Module như sau :

Bit M1000 là bit trạng thái Run của PLC, khi PLC có lệnh RUN, các lệnh trên sẽ được thực hiện liên tục theo chu kỳ xử lý lệnh của PLC, kết quả sẽ được lưu vào các thanh ghi trong câu lệnh : 
CH1 => D150, CH2 => D152, CH3 => D154, CH4 => D156

Như vậy, chúng ta đã có thể truyền và nhận dữ liệu từ Module Analog, bây giờ các dữ liện đã có trên bộ nhớ của PLC, việc còn lại là xử lý tín hiệu và đưa ra kết quả cho các đoạn chương trình điều khiển thực hiện.

Cảm ơn quý khách hàng và các bạn đã ghé thăm Website của Auto Vina !
Xin chào và hẹn gặp lại quý khách !

Biên soạn : ©Nguyễn Bá Quỳnh
Xuất bản ngày 06/01/2020
Bài viết gốc :
[/mota][giaban]Giá: miễn phí[/giaban]

[tomtat] Hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi FX3U-16MT với module analog FX3U-4DA-ADP.
Tự học lập trình PLC Mitsubishi xử lý tín hiệu analog với module FX3U-4DA-ADP.
Tài liệu hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi FX3U-16MT xuất tín hiệu analog 0~10V 4~20mA qua module FX3U-4DA-ADP điều khiển tần số biến tần, thay đổi tốc độ động cơ. [/tomtat][mota]
Lời mở đầu :

  • Các module ngõ vào tín hiệu analog, điện áp hoặc dòng điện tuyến tính FX2N-2AD, FX2N-4AD, FX3U-4AD và ngõ ra analog FX2N-2DA, FX2N-4DA chúng ta đã làm quen ở các bài viết và clip hướng dẫn trước.
  • Bài viết này Auto Vina gửi tới quý khách hàng cùng các bạn tham khảo hướng dẫn đấu nối, cách lập trình ghép nối PLC FX3U xuất tín hiệu từ Module 4 kênh ngõ ra analog FX3U-4DA-ADP gắn bên trái của PLC FX3U-16MT.
Hình ảnh thiết bị :
  • Hình ảnh thực tế khi ghép nối module FX3U-4DA-ADP vào PLC FX3U-16MT để xuất tính hiệu analog điều khiển thay đổi tần số biến tần Delta VFD-M Series :
Hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi FX3U-16MT kết nối module FX3U-4DA-ADP
Lập trình PLC Mitsubishi FX3U-16MT kết nối module FX3U-4DA-ADP
Phần 1. Kết nối Module FX3U-4DA-ADP với PLC FX3U-16MT của hãng Mitsubishi :
  • PLC FX3U-16MT có 8 ngõ vào và 8 ngõ ra Transistor, hỗ trợ gắn module bên phải và module bên trái.
  • Module FX3U-4DA-ADP có 4 kênh ngõ ra chuyển đổi tín hiệu số digital thành tín hiệu analog tuyến tính : điện áp 0 ~ 10V hoặc dòng điện 4~20mA, độ phân giải lên đến 16 bit, cao hơn các module cũ FX2N-4AD.
Đại lý bán PLC, màn hình, Module Analog Output PLC Mitsubishi FX3U-4DA-ADP
Module Analog Output PLC Mitsubishi FX3U-4DA-ADP
2. Sơ đồ đấu nối tín hiệu ngõ ra Analog FX3U-4DA-ADP :

Sơ đồ ngõ ra Analog module FX3U-4DA-ADP :
Sơ đồ đấu nối tín hiệu Analog ngõ ra cho module FX3U-4DA-ADP
Sơ đồ đấu nối tín hiệu Analog ngõ ra cho module FX3U-4DA-ADP
Theo hình trên, Module sử dụng nguồn cấp 24VDC, ngõ vào phía trên mô tả cách đấu nối ở chế độ xuất điện áp 0~10V, ngõ ra phía dưới mô tả cách đấu nối ở chế độ xuất dòng điện 4~20mA. Dây truyền tín hiệu sử dụng dây 2 lõi có vỏ chống nhiễu.

3. Cấu hình giá trị số và giá trị Analog ngõ ra :

Ngõ ra analog cho FX3U-4DA-ADP có 2 chế độ hoạt động:
- Chế độ xuất tín hiệu analog điện áp :
Dải điện áp ngõ ra : 0V ~ 10V
Dải giá trị số cần nạp vào : 0 ~ 4000
- Chế độ xuất tín hiệu dòng điện :
Dải dòng điện ngõ ra : 4mA ~ 20mA
Dải giá trị số : 0 ~ 4000

4. Địa chỉ thanh ghi kết nối FX3U-4DA-ADP:

a. Bit chọn chế độ cho module vị trí 1 :
Special auxiliary relays:
M8260 to M8269
b. Thanh ghi nạp giá trị số module vị trí 1 : 
Special data registers:
D8260 to D8269

Lưu ý : tối đa có thể sử dụng 4 module bên trái cho PLC. Các thanh ghi tiếp theo cho các module số 2, 3, 4 các bạn tham khảo trong tài liệu về FX3U-4DA-ADP

5. Cách ghép nối vật lý và định địa chỉ Module : 
  • Module tự động link về thanh ghi tương ứng với vị trí 1, 2, 3, 4 được gắn vào gần nhất bên trái của PLC.
6. Cấu trúc lệnh kết nối dữ liệu tới địa chỉ thanh ghi của Module : 
  • Với các module bên phải, chúng ta sử dụng lệnh FROM và TO.

( Tham khảo thêm bài viết về lập trình PLC Mitsubishi ghép nối với Module FX2N-2AD và FX2N-2DA của phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina để có thêm chi tiết về lênh FROM, TO.
  • Với các module bên trái, chúng ta chỉ cần truy xuất thanh ghi tương ứng được quy định sẵn trong tài liệu hướng dẫn lập trình PLC với module analog.
Dưới đây là clip hướng dẫn chi tiết cách lập trình PLC Mitsubishi nạp giá trị số vào module analog FX3U-4DA-ADP để xuất tín hiệu analog 0~10V và 4~20mA điều khiển biến tần Delta VFD-M series :


Trên đây là toàn bộ nội dung thực hành lập trình PLC Mitsubishi FX3U-16MT kết nối module analog FX3U-4DA-ADP.
Quý khách hàng cần thêm sự hỗ trợ xin vui lòng liên hệ qua Email, nhận xét trên Blog. ( Để thuận tiện cho việc xử lý các câu hỏi hỗ trợ kỹ thuật, quý khách hàng và các bạn vui lòng mô tả qua email hoặc các ứng dụng chat trên điện thoại để bộ phận kỹ thuật hỗ trợ được chính xác nhất thay vì việc gọi điện thoại ).
Lưu ý, Auto Vina cam kết sẽ hướng dẫn chi tiết bằng tiếng Việt cho quý khách hàng khi mua hàng. Rất mong sự ủng hộ của quý khách.

Biên soạn : ©Nguyễn Bá Quỳnh - Phòng kỹ thuật - Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina
Xuất bản ngày 22/12/2019.
Bài viết thuộc bản quyền của tác giả. Vui lòng không sao chép nội dung để quảng cáo riêng !
Với các bạn cùng làm dịch vụ bán hàng, nếu bạn giỏi hãy tự làm ra những bài viết hữu ích cho khách hàng của bạn được tham khảo nhiều hơn nữa, xin đừng ăn cắp công sức của người khác ).
[/mota][giaban]Giá: miễn phí[/giaban]

[tomtat] Bộ phát tín hiệu analog 0~10VDC, 0~20mA, 4~20mA. Thiết bị hỗ trợ kiểm tra lập trình PLC đọc tín hiệu Analog. Bộ JS-VISG-M-S Analog Output có thể dùng để điều khiển biến tần. Hướng dẫn sử dụng bộ giả lập tín hiệu Analog JS-VISG-M-S.
[/tomtat][mota]
Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina cung cấp bộ điều khiển xuất tín hiệu Analog JS-VISG-M-S dùng cho biến tần hoặc để tạo tín hiệu Analog cho PLC, tạo tín hiệu dòng điện, điện áp tuyến tính cho bộ điều khiển Thysistor.

  • JS-VISG-M-S tích hợp hai bộ tạo tín hiệu Analog 0~10VDC và 0~20mA.
  • Khả năng ghi nhớ giá trị cài đặt cho cả 2 loại tín hiệu.
  • Có tùy chọn sử dụng pin sạc thuận tiện khi đi công trình để chạy thử biến tần hoặc giả lập tín hiệu cảm biến cho module Analog PLC.
  • Sử dụng biến trở xoay vô cấp, điều chỉnh được độ chính xác tới 0.1 đơn vị.
  • Có thể cấp nguồn ngoài 24VDC hoặc nguồn 5V DC thông qua cổng Mini USB.

Bộ phát tín hiệu analog JS-VISG-M-S 0~10VDC và 0~20mA
Bộ phát tín hiệu analog JS-VISG-M-S
Bộ phát tín hiệu analog JS-VISG-M-S có pin sạc, không cần cấp nguồn
Bộ phát tín hiệu analog JS-VISG-M-S sử dụng Pin sạc 3.7V 1000mAh
Video clip hướng dẫn sử dụng bộ phát tín hiệu Analog DC 0~10V và DC 0~20mA JS-VISG-M-S.


Quý khách hàng và các bạn mua sản phẩm bộ tạo tín hiệu analog có thể liên hệ số hotline phòng kinh doanh Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina : 0973.75.15.53 / 0901.76.76.16

Cảm ơn quý khách hàng đã ủng hộ và ghé thăm Website !

[/mota][giaban]Giá: liên hệ[/giaban]

[tomtat] Hướng dẫn lập trình Board PLC Mitsubishi FX3U xử lý tín hiệu analog từ cảm biến áp suất ATVN2019 và ATVN2020. Hướng dẫn dùng lệnh đọc tín hiệu analog RD3A. Hướng dẫn dùng lệnh xuất tín hiệu analog WR3A. Hướng dẫn đấu nối cảm biến áp suất dầu ATVN2020. Hướng dẫn đấu nối cảm biến áp suất nước ATVN2019 [/tomtat][mota]

LẬP TRÌNH BOARD PLC MITSUBISHI FX3U XỬ LÝ TÍN HIỆU ANALOG NGÕ VÀO VÀ XUẤT TÍN HIỆU ANALOG NGÕ RA
 
Hướng dẫn lập trình đấu nối Board PLC FX3U với tín hiệu analog cảm biến áp suất ATVN2020 ATVN2019
Hướng dẫn lập trình đấu nối Board PLC FX3U với tín hiệu analog cảm biến áp suất

MỞ ĐẦU :
  • Ở các bài viết trước, phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina đã giới thiệu và hướng dẫn quý khách hàng sử dụng lập trình PLC Board FX3U truyền thông Modbus với đồng hồ nhiệt độ hãng Delta.

    LẬP TRÌNH BOARD PLC MITSUBISHI FX3U TRUYỀN THÔNG MODBUS RTU RS485 VỚI BỘ ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ DELTA DTK SERIES

  • Trong bài viết lần này chúng ta sẽ thực hành lập trình Board mạch PLC FX3U xử lý đọc tín hiệu analog từ cảm biến sáp suất Pressure sensor ATVN2019 ngõ vào 4~20mA và Pressure sensor ATVN2020 ngõ vào 0~10VDC. Đồng thời xuất tín hiệu analog ngõ ra 0~10V để điều khiển được biến tần.
VẬT TƯ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ THỰC HIỆN :

1. Bộ điều khiển lập trình PLC FX3U dạng Board có hỗ trợ analog :
  • FX3U-24MR-6AD2DA.
2. Cảm biến áp suất Pressure sensor :
  • Pressure sensor ATVN2019 loại 0~6 Bar, tín hiệu analog 4~20mA.
  • Pressure sensor ATVN2020 loại 0~40 MPa, tín hiệu analog 0~10V.
3. Đồng hồ đo điện áp và bộ phát tín hiệu analog JS-VISG-M-S :
  • Voltmeter : đồng hồ đo điện áp DC dùng cho các thợ kỹ thuật.
  • Bộ phát analog JS-VISG-M-S : tạo tín hiệu analog 0~10VDC và 0~20mA.
4. Phụ kiện kết nối và nguồn 24VDC :
  • Nguồn 24V DC dùng để cấp cho Board PLC FX3U và cảm biến áp suất.
  • Cable lập trình loại USB to RS232.
TÀI LIỆU VÀ KIẾN THỨC LIÊN QUAN :
1. Sơ đồ đấu kết nối phần cứng giữa các thiết bị :
  • Rất mong quý khách hàng thông cảm, do có nhiều người là nhân viên các đơn vị cạnh tranh sản phẩm không lành mạnh thường copy trộm bài viết thuộc sở hữu của Auto Vina để đăng lên website riêng nên mọi hình ảnh được chèn thêm Logo thương hiệu của công ty Auto Vina.
  • Dưới đây là sơ đồ đấu nối toàn bộ tín hiệu analog từ cảm biến áp suất và bộ phát analog về Board PLC FX3U :
Sơ đồ kết nối tín hiệu analog cảm biến áp suất ATVN2020 ATVN2019 với Board PLC FX3U
Sơ đồ kết nối tín hiệu analog cảm biến áp suất với Board PLC FX3U

2. Lệnh đọc tín hiệu analog RD3A và xuất tín hiệu analog WR3A trong board FX3U :
  • Analog block read RD3A : dùng để đọc giá trị số đã chuyển đổi từ ngõ vào analog.
  • Write data to block WR3A : dùng để nạp giá trị số tương ứng cho việc xuất tín hiệu analog ngõ ra.
    3. Hướng dẫn lập trình Board PLC Mitsubishi FX3U xử lý tín hiệu analog :
    • Dùng lệnh RD3A để đọc giá trị analog từ các kênh ngõ vào.
    • Dùng lênh WR3A để xuất giá trị analog ra các kênh ngõ ra.
    • Dùng lệnh tính toán để quy đổi giá trị analog cảm biến áp suất thành giá trị hiển thị áp suất nếu cần.
        Toàn bộ nội dung chi tiết quý khách hàng và các bạn xem tại clip thực hiện bên dưới.

        VIDEO HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CHI TIẾT :

        Clip hướng dẫn lập trình Board PLC Mitsubishi FX3U xử lý tín hiệu analog từ cảm xuất áp suất và xuất tín hiệu analog ngõ ra để điều khiển thiết bị khác :


        Trên đây là toàn bộ nội dung và clip hướng dẫn đấu nối, lập trình board PLC Mitsubishi FX3U-24MR-6AD2DA đọc tín hiệu analog từ cảm biến áp suất và xuất tín hiệu analog ngõ ra để điều khiển thiết bị khác. Bài viết do Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina tự soạn thảo và thực hiện.
        Vui lòng không copy nội dung để đăng tải với mục đích quảng cáo riêng. Cảm ơn quý khách hàng và các bạn đã ghé thăm Website.
        ( Xuất bản 21.02.2022 )
        [/mota] [giaban]Giá: miễn phí[/giaban]

        [tomtat] Hướng dẫn lập trình PLC Siemens S7-1200 CPU1212C truyền thông Modbus RTU qua RS485 điều khiển giám sát đồng hồ nhiệt độ Delta DTK4848V12, hiển thị lên màn hình HMI Delta DOP-107DV.

        Hướng dẫn cấu hình giao thức Modbus RTU cho module truyền thông CM 1241 RS422/RS485.
        Hướng dẫn sử dụng lệnh khối lệnh MB_COMM_LOAD khai báo cấu hình Modbus và lệnh đọc ghi dữ liệu MB_MASTER MODBUS Read/Write Instruction..
        [/tomtat][mota]
        LẬP TRÌNH PLC SIEMENS S7-1200 TRUYỀN THÔNG MODBUS RTU RS485 VỚI BỘ ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ DELTA DTK SERIES
        Hướng dẫn lập trình PLC Siemens S7-1200 truyền thông Modbus RS485 RTU với đồng hồ nhiệt Delta DTK4848V12
        Lập trình PLC Siemens S7-1200 truyền thông Modbus RS485 với đồng hồ nhiệt độ Delta DTK

        MỞ ĐẦU :
        • Ở các bài viết trước, phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina đã giới thiệu và hướng dẫn quý khách hàng sử dụng lập trình Modbus trong PLC Delta hoặc PLC Mitsubishi để điều khiển biến tần Delta VFD-M qua cổng truyền thông RS485. Quý khách hàng có thể xem lại tại link :
          Lập trình Modbus RS485 PLC Delta với biến tần VFD-M
          Lập trình Modbus RS485 PLC Mitsubishi với biến tần VFD-M
        • Trong bài viết lần này chúng ta sẽ thực hành lập trình PLC Siemens S7-1200 CPU1212C truyền thông Modbus với đồng hồ nhiệt độ hãng Delta DTK4848V12 và hiển thị lên màn hình HMI Delta DOP-107DV.
        VẬT TƯ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ THỰC HIỆN :

        1. Bộ điều khiển lập trình PLC Siemens S7-1200 và module truyền thông :
        • PLC Siemens S7-1200 CPU1212C hoặc các model khác trong dòng S7-1200 đều có thể sử dụng.
        • Module Communication Module 6ES7241-1CH32-0XB0 CM 1241, RS422/485 mở rộng cổng truyền thông Modbus RS485 cho PLC S7-1200. Có thể sử dụng Module CM 1241 RS485 hoặc Card 6ES7241-1CH30-1XB0 CB 1241 RS485 để thay thế.
        • Card FX3U-422-BD hoặc các loại card tương tự thay cho FX3U-CNV-BD hoặc dùng FX3U-CNV-BD : dùng để ghép nối mở rộng cổng kết nối bên trái PLC, cho phép kết nối Module FX3U-485ADP-MB.
        2. Đồng hồ nhiệt độ Delta và can nhiệt :
        • Sử dụng bộ điều khiển nhiệt độ hãng Delta DTK series DTK4848V12 hoặc các loại khác có hỗ trợ truyền thông Modbus RTU theo đường truyền RS485.
        • Sử dụng can nhiệt loại K hoặc các loại được đồng hồ hỗ trợ.
        3. Màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-107DV:
        • Màn hình HMI Delta 7 inch DOP-107DV tích hợp cổng Ethernet, hàng có sẵn trong kho Công ty Auto Vina.
        • Link chi tiết về sản phẩm màn hình : HMI Delta DOP-107DV
        • Cũng có thể dùng các loại màn hình cảm ứng HMI Delta khác trong series DOP-100 Series loại có hỗ trợ cổng mạng LAN Ethernet kết nối PLC Siemens S7-1200.
        4. Phụ kiện kết nối và nguồn 24VDC :
        • Nguồn 24V DC dùng để cấp cho màn hình HMI Delta.
        • Cable lập trình PLC Siemens, cable lập trình màn hình HMI Delta, cable kết nối HMI Delta với PLC Siemens sử dụng cable mạng theo chuẩn mạng LAN. Chúng ta có thể gắn chung vào bộ chia mạng để có thể cùng lúc vừa nạp chương trình, vừa kết nối giữa HMI và PLC.
        • Cable 2 dây và cổng COM để kết nối RS485 giữa CM 1241 với đồng hồ nhiệt độ Delta DTK Series.
        TÀI LIỆU VÀ KIẾN THỨC LIÊN QUAN :
        1. Sơ đồ đấu kết nối phần cứng giữa các thiết bị :
        • Rất mong quý khách hàng thông cảm, do có nhiều người là nhân viên các đơn vị cạnh tranh sản phẩm không lành mạnh thường copy trộm bài viết thuộc sở hữu của Auto Vina để đăng lên website riêng nên mọi hình ảnh được chèn thêm Logo thương hiệu của công ty Auto Vina.
        • Dưới đây là sơ đồ đấu nối can nhiệt loại K vào đồng hồ Delta DTK và sơ đồ đấu nối RS485 giữa module Siemens S7-1200 CM 1241 với đồng hồ và kết nối tổng thể các thiết bị với nhau :
        Sơ đồ đấu nối đồng hồ nhiệt độ Delta DTK4848V12, sơ đồ kết nối RS485 module S7-1200 CM 1241
        Sơ đồ đấu nối đồng hồ nhiệt độ DTK4848V12 và kết nối RS485 CM 1241

        2. Lệnh lập trình truyền thông giao thức Modbus trong PLC Siemens S7-1200 :
        • Khối lệnh khai báo truyền thông Modbus RTU trong S7-1200 :
        Khối lệnh MB_COMM_LOAD khai báo cấu hình Modbus RTU
        • Khối lệnh thực hiện đọc và ghi giá trị lên đường truyền thông Modbus RTU trong PLC S7-1200 :
        Khối lênh MB_MASTER dùng để đọc và ghi dữ liệu lên đường truyền Modbus RTU

        3. Các tham số cài đặt cho đồng hồ nhiệt độ Delta DTK Series :
        • Mở nguồn cho đồng hồ sau khi đã hoàn tất toàn bộ đấu nối phần cứng.
        • Chờ đồng hồ khởi động nguồn xong thì bấm giữ phím SET trong thời gian nhiều hơn 3 giây để vào thiết lập.
          • inPt : cài đặt loại can nhiệt được sử dụng.
          • tPUn : cài đặt đơn vị hiển thị nhiệt độ.
          • CoSH : chọn ON để cho phép chế độ truyền thông hoạt động đầy đủ.
          • C-SL : chọn RTU để đồng bộ giao thức với PLC Siemens S7-1200.
          • C-no : chọn mặc định là 1, địa chỉ truyền thông Modbus của đồng hồ.
          • bPS : chọn tốc độ truyền thông.
          • LEN : chọn độ dài bit dữ liệu.
          • StoP : chọn Stop bit.
          • PrtY : chọn chế độ kiểm tra bit chẵn lẻ của khung dữ liệu truyền đi.
        • Địa chỉ truyền thông giá trị trong đồng hồ nhiệt độ DTK :
          • 1000H : Present value, là giá trị nhiệt độ đang hiển thị PV.
          • 1001H : Set value, là giá trị nhiệt độ được cài đặt để điều khiển.
        • Các thông tin khác quý khách hàng vui lòng tham khảo video hướng dẫn hoặc tài liệu của thiết bị.
        4. Hướng dẫn lập trình PLC Siemens S7-1200 điều khiển giám sát đồng hồ nhiệt độ Delta qua cổng truyền thông Modbus RS485 trên Module CM 1241 :
        • Khai báo cấu hình phần cứng cho PLC Siemens S7-1200 CPU1212C gắn với Module CM 1241 loại RS422/RS485.
        • Thiết lập cấu hình giao thức truyền thông Modbus cho module CM 1241 và các thiết lập khác cho CPU 1212C.
        • Khởi tạo các khối Data Block gồm MB_COMM_LOAD, MB_MASTER và các khối sử dụng trong chương trình.
        • Tạo logic điều khiển tuần tự quá trình truyền thông Modbus để thực hiện 2 lệnh :
          • Lệnh 1 : đọc dữ liệu từ vùng địa chỉ H1000 và H1001.
          • Lệnh 2 : nạp giá trị xuống vùng địa chỉ H1001.
        • Viết logic kiểm tra sự cố lỗi trong quá trình truyền thông.
        Chi tiết quý khách hàng và các bạn xem tại clip thực hiện bên dưới.

        5. Hướng dẫn lập trình HMI Delta hiển thị và cài đặt nhiệt độ truyền xuống PLC Siemens S7-1200 :
        • Khởi tạo chương trình mới cho màn hình HMI Delta DOP-107DV
        • Tạo vùng nhớ hiển thị nhiệt độ thực tế trên đồng hồ nhiệt, lấy dữ liệu từ PLC hiển thị ra màn hình để theo dõi và giám sát.
        • Tạo vùng nhớ cài đặt nhiệt độ để gửi xuống PLC S7-1200, PLC sẽ nạp qua truyền thông Modbus RS485 xuống đồng hồ nhiệt độ DTK4848V12.
        • Tạo đèn báo trạng thái truyền thông có lỗi không kết nối được và không lỗi khi kết nối thành công.
        Toàn bộ nội dung chi tiết quý khách hàng và các bạn xem tại clip thực hiện bên dưới.

        6. Clip hướng dẫn lập trình PLC Siemens S7-1200 thực hiện truyền thông RS485 giao thức Modbus RTU qua module CM 1241 điều khiển và giám sát nhiệt độ đồng hồ Delta DTK hiển thị lên màn hình HMI Delta DOP-107DV :


        Trên đây là toàn bộ nội dung và clip hướng dẫn đấu nối, lập trình PLC Siemens S7-1200 CPU1212C truyền thông Modbus RS485 với bộ điều khiển nhiệt độ Delta DTK4848V12 thông qua Module CM 1241 loại RS485, lập trình HMI Delta hiển thị và cài đặt giá trị xuống PLC. Bài viết do Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina tự soạn thảo và thực hiện.
        Vui lòng không copy nội dung để đăng tải với mục đích quảng cáo riêng. Cảm ơn quý khách hàng và các bạn đã ghé thăm Website.
        ( Xuất bản 18.12.2021 )
        [/mota] [giaban]Giá: miễn phí[/giaban]

        [tomtat] Hướng dẫn lập trình Board PLC Mitsubishi FX3U truyền thông Modbus RTU qua RS485 điều khiển giám sát đồng hồ nhiệt độ Delta DTK4848V12. Hướng dẫn cài đặt cấu hình giao thức Modbus RTU cho Board PLC FX3U Trung Quốc. Hướng dẫn sử dụng lệnh đọc ghi dữ liệu IVRD IVWR MODBUS Read/Write Instruction.. [/tomtat][mota]

        LẬP TRÌNH BOARD PLC MITSUBISHI FX3U TRUYỀN THÔNG MODBUS RTU RS485 VỚI BỘ ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ DELTA DTK SERIES
        Hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi board FX3U truyền thông Modbus RS485 RTU với đồng hồ nhiệt Delta DTK4848V12
        Lập trình Board PLC Mitsubishi FX3U truyền thông Modbus RS485 với đồng hồ nhiệt độ Delta DTK

        MỞ ĐẦU :
        VẬT TƯ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ THỰC HIỆN :

        1. Bộ điều khiển lập trình PLC FX3U dạng Board có hỗ trợ RS485 :
        • FX3U-24MR-6AD2DA RS485.
        2. Đồng hồ nhiệt độ Delta và can nhiệt :
        • Sử dụng bộ điều khiển nhiệt độ hãng Delta DTK series DTK4848V12 hoặc các loại khác có hỗ trợ truyền thông Modbus RTU theo đường truyền RS485.
        • Sử dụng can nhiệt loại K hoặc các loại được đồng hồ hỗ trợ.
        3. Phụ kiện kết nối và nguồn 24VDC :
        • Nguồn 24V DC dùng để cấp cho Board PLC FX3U.
        • Cable lập trình loại USB to RS232.
        • Cable 2 dây để kết nối RS485 giữa FX3U board với đồng hồ nhiệt độ Delta DTK Series.
        TÀI LIỆU VÀ KIẾN THỨC LIÊN QUAN :
        1. Sơ đồ đấu kết nối phần cứng giữa các thiết bị :
        • Rất mong quý khách hàng thông cảm, do có nhiều người là nhân viên các đơn vị cạnh tranh sản phẩm không lành mạnh thường copy trộm bài viết thuộc sở hữu của Auto Vina để đăng lên website riêng nên mọi hình ảnh được chèn thêm Logo thương hiệu của công ty Auto Vina.
        • Dưới đây là sơ đồ đấu nối can nhiệt loại K vào đồng hồ Delta DTK và sơ đồ đấu nối RS485 giữa Board PLC FX3U với đồng hồ và kết nối tổng thể các thiết bị với nhau :
        Sơ đồ kết nối RS485 đồng hồ nhiệt độ DTK4848V12 với Board PLC FX3U
        Sơ đồ kết nối đồng hồ nhiệt độ DTK4848V12 với Board PLC FX3U

        2. Lệnh truyền thông IVRD IVWR áp dụng cho Modbus RTU trong board FX3U :
        • Lệnh IVRD : dùng để gửi lệnh đọc giá trị từ đồng hồ nhiệt độ lên vùng nhớ của PLC.
        • Lệnh IVWR : dùng để gửi lệnh ghi giá trị từ PLC xuống vùng nhớ của đồng hồ.
        • Cả hai lệnh trên áp dụng cho board PLC FX3U với cấu hình Modbus RTU qua đường truyền RS485.
        3. Các tham số cài đặt cho đồng hồ nhiệt độ Delta DTK Series :
        • Mở nguồn cho đồng hồ sau khi đã hoàn tất toàn bộ đấu nối phần cứng.
        • Chờ đồng hồ khởi động nguồn xong thì bấm giữ phím SET trong thời gian nhiều hơn 3 giây để vào thiết lập.
          • inPt : cài đặt loại can nhiệt được sử dụng.
          • tPUn : cài đặt đơn vị hiển thị nhiệt độ.
          • CoSH : chọn ON để cho phép chế độ truyền thông hoạt động đầy đủ.
          • C-SL : chọn RTU để đồng bộ giao thức với PLC Siemens S7-1200.
          • C-no : chọn mặc định là 1, địa chỉ truyền thông Modbus của đồng hồ.
          • bPS : chọn tốc độ truyền thông.
          • LEN : chọn độ dài bit dữ liệu.
          • StoP : chọn Stop bit.
          • PrtY : chọn chế độ kiểm tra bit chẵn lẻ của khung dữ liệu truyền đi.
        • Địa chỉ truyền thông giá trị trong đồng hồ nhiệt độ DTK :
          • 1000H : Present value, là giá trị nhiệt độ đang hiển thị PV.
          • 1001H : Set value, là giá trị nhiệt độ được cài đặt để điều khiển.
        • Các thông tin khác quý khách hàng vui lòng tham khảo video hướng dẫn hoặc tài liệu của thiết bị.
        4. Hướng dẫn lập trình Board PLC Mitsubishi FX3U điều khiển giám sát đồng hồ nhiệt độ Delta qua cổng truyền thông Modbus RS485 :
        • Tính toán giá trị để cấu hình giao thức truyền thông cho Board PLC FX3U.
        • Viết lệnh nạp cấu hình vào thanh ghi đặc biệt trong board PLC để thiết lập cấu hình đã tính toán.
        • Tạo logic điều khiển tuần tự theo thời gian quá trình truyền thông Modbus để thực hiện 2 lệnh :
          • Lệnh 1 : đọc dữ liệu từ vùng địa chỉ H1000 và H1001.
          • Lệnh 2 : nạp giá trị xuống vùng địa chỉ H1001.
          Toàn bộ nội dung chi tiết quý khách hàng và các bạn xem tại clip thực hiện bên dưới.

          VIDEO HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CHI TIẾT :

          Clip hướng dẫn lập trình Board PLC Mitsubishi FX3U truyền thông RS485 giao thức Modbus RTU điều khiển và giám sát nhiệt độ đồng hồ Delta DTK4848V12 :


          Trên đây là toàn bộ nội dung và clip hướng dẫn đấu nối, lập trình board PLC Mitsubishi FX3U-24MR-6AD2DA truyền thông Modbus RS485 với bộ điều khiển nhiệt độ Delta DTK4848V12. Bài viết do Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina tự soạn thảo và thực hiện.
          Vui lòng không copy nội dung để đăng tải với mục đích quảng cáo riêng. Cảm ơn quý khách hàng và các bạn đã ghé thăm Website.
          ( Xuất bản 23.01.2022 )
          [/mota] [giaban]Giá: miễn phí[/giaban]

          [giaban]Giá: miễn phí[/giaban]
          [tomtat] Việc lập trình PLC điều khiển phát xung chạy cho Drive của động cơ servo, Drive Step là một trong các ứng dụng được rất nhiều lập trình viên quan tâm và thực tế được ứng dụng khả phổ biến trong ngành chế tạo máy móc tự động hóa.
          Công ty Auto Vina xin giới thiệu tới quý khách hàng và các bạn lập trình bài viết về sử dụng lệnh phát xung tốc độ cao của PLC Mitsubishi.
          [/tomtat]
          [mota]
          Giới thiệu chung về chế độ điều khiển Servo :

          Drive và Motor Servo được sử dụng khá phổ biến với các chế độ điều khiển :

          • Điều khiển vị trí : quay động cơ với một số vòng quay được xác định trước. Ứng dụng nhiều trong các hành trình kéo sản phẩm như máy cắt bao bì, máy đóng gói. Động cơ sẽ kéo bao bì đúng theo chiều dài túi được đặt trước.
          • Điều khiển tốc độ : duy trì bám sát tốc độ được cài đặt. Ví dụ có thể ứng dụng trong việc đồng bộ tốc độ của dao cắt với tốc độ sản phẩm đưa vào trong dao chặt giấy bao bì carton, máy đóng gói dạng nằm, ...
          • Điều khiển lực căng : nổi bật trong các ứng dụng kéo dây, việc duy trì ổn định lực căng, momen xoắn đầu trục động cơ sẽ không làm trùng hoặc căng đứt dây.
          Trong việc điều khiển vị trí, với nhiều dòng động cơ - drive Servo và hầu hết các loại động cơ - drive Step sẽ sử dụng phương pháp điều khiển bằng việc nhận xung tần số cao ở cổng vào I/O. Các dòng Servo Mitsubishi như MR-J2S-A là dùng phương pháp này để điều khiển vị trí.

          Giả sử với dòng Servo MR-J2S-70A , độ phân giải encoder là 131072 xung / vòng quay. Với thông số mặc định này, để servo quay 1 vòng, chúng ta cần lập trình cho PLC Mitsubishi phát ra chuỗi xung có 131072 chu kỳ.

          Dưới đây phòng kỹ thuật Auto Vina sẽ sử dụng loại PLC Mitsubishi Fx1S Series để thực hành lập trình điều khiển phát xung :

          1. Hình ảnh PLC Fx1S-10MT và Servo MR-J2S-70A của hãng Mitsubishi :
          Nhà phân phối, đại lý bán PLC Mitsubishi Fx1S-10MT-001
          PLC Mitsubishi Fx1S-10MT
          Đại lý bán drive Amplifier MelServo Mitsubishi MR-J2S-70A công suất 400W, Động cơ Servo HC-KFS73 HC-MFS73
          Drive Amplifier MelServo Mitsubishi 750W MR-J2S-70A
          2. Sơ đồ đấu nối tín điều khiển phát xung :

          Loại PLC Fx1S-10MT-001 kết nối với Servo Mitsubishi MR-J2S-70A ( MR-J2S-__A Series ):
          Tài liệu hướng dẫn sơ đồ đấu nối PLC Fx1S-10MT-001 với Servo MR-J2S-A
          Sơ đồ đấu nối PLC Fx1S-10MT-001 với Servo MR-J2S-A
          Tham khảo thêm sơ đồ ngõ ra transistor loại PLC Fx1S-10MT-DSS , Fx1S-10MT-ESS/UL
          Hướng dẫn lập trình, sơ đồ đấu nối ngõ ra PLC Fx1S-10MT-DSS , Fx1S-10MT-ESS/UL
          Sơ đồ đấu nối ngõ ra PLC Fx1S-10MT-DSS , Fx1S-10MT-ESS/UL
          3. Một số lệnh phát xung trong PLC Mitsubishi :
          Các dòng PLC hỗ trợ phát xung tốc độ cao thì điều kiện cần thiết ngõ ra của PLC phải là dạng điện tử - Transistor, khi đó nếu CPU hỗ trợ lệnh, chúng ta sẽ có thể dùng một trong các lệnh như sau:
          • PLSY : Phát xung vuông với tần số và số xung được đặt trong tham số lệnh.
          • PLSR : Phát xung vuông tương tự lệnh PLSY nhưng có thêm tham số hiệu chỉnh việc tăng tần số phát xung và giảm tần số phát xung khi khởi động và kết thúc lệnh phát xung. Việc này tạo sườn dốc khi khởi động và dừng, giúp làm mềm chuyển động hơn lệnh PLSY ở những tốc độ cao.
          • DRVI : Phát xung kèm thêm phát lệnh đảo chiều theo giá trị +/- của xung. Lệnh này cũng cho phép cài đặt chỉ số hiệu chỉnh sườn dốc khi bắt đầu và chuẩn bị kết thúc lệnh. Mỗi lần phát xung, số xung được tính tương đối theo lệnh.
          • DRVA : Tương tự lệnh DRVI, nhưng vị trí ban đầu được xác định tuyệt đối. Số xung sẽ lưu lại trong thanh ghi và xác định tuyệt đối so với điểm ban đầu.
          Chúng ta có thể tham khảo thêm trong tài liệu hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi : ProgrammingManual_FX_serial - file PDF
          Ở bài viết này, Auto Vina sẽ sử dụng hai lệnh cơ bản và thông dụng là PLSY và PLSR.

          4. Lập trình phát xung điều khiển servo trong PLC Mitsubishi :
          Giả sử chúng ta sẽ lập trình lệnh PLSY phát xung ra cổng Y000 và lệnh PLSR phát xung ra cổng Y001. Các bước thực hiện như sau:
          • Mở phần mềm lập trình soạn thảo code PLC : GX Developer.
          • Khởi tạo file project mới cho dòng PLC FXCPU loại FX1S.
          • Hướng dẫn lập trình cho PLC Mitsubishi Fx1S bằng phần mềm GX Developer
            Tạo chương trình mới cho PLC Mitsubishi Fx1S bằng phần mềm GX Developer
          • Soạn thảo lệnh phát xung PLSY ra cổng Y0 của PLC như sau :
          • Lệnh PLSY phát xung trong PLC Mitsubishi điều khiển Servo MR-J2S
            Lệnh PLSY phát xung trong PLC Mitsubishi
            Ý nghĩa của lệnh : PLSY D0 D1 Y000 :
            D0 : Tần số xung sẽ phát ra, việc này quyết định tốc độ của Servo.
            D1 : Số xung sẽ phát ra khi lệnh PLSY được kích hoạt.
            Y000 : là cổng phát xung Y000 được lựa chọn.
          • Soạn thảo lệnh PLSR ra cổng Y001 của PLC như sau :

          • Hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi điều khiển Servo, Lệnh lập trình phát xung PLC Mitsubishi PLSR
            Lệnh lập trình phát xung PLC Mitsubishi PLSR
            Ý nghĩa của lệnh phát xung PLSR D10 D11 K100 Y001:
            D10 : Tần số xung sẽ phát ra.
            D11 : Số xung sẽ phát ra khi lệnh PLSR được kích hoạt.
            K100 : Thời gian tạo quá trình tăng tần số và giảm tần số khi thực hiện lệnh. Tính theo đơn vị ms.
          • Biên dịch chương trình nạp xuống PLC, Online chương trình để theo dõi, nạp thử tần số 10.000Hz, số xung 25.000 xung xuống PLC và chạy thử lệnh.
          • Hướng dẫn lập trình chạy thử lệnh phát xung trong PLC Mitsubishi
            Thử lệnh phát xung PLSY trong PLC Mitsubishi
          Như vậy chúng ta đã có thể sử dụng hai lệnh này để làm quay Servo theo số bước tính bằng số xung phát ra và tốc độ tính theo tần số phát xung. Bây giờ sẽ đi vào tính toán vị trí và tần số phát xung.
          5. Các tính toán số xung cần chạy theo chiều dài, vị trí thực tế khi điều khiển Servo :
          Quý khách hàng và các bạn có thể tham khảo thêm cách tính toán trong bài viết PLC Delta điều khiển Servo tại link : Lập trình PLC Delta điều khiển Servo
          • Giả sử chúng ta vẫn sử dụng MelServo Mitsubishi MR-J2S-70A, với độ phân giải và hệ số chia mặc định CMX =1 / CDV = 1 ( đây là hai tham số cài đặt trong tài liệu hướng dẫn của MR-J2S-__A) , servo sẽ hiểu 1 vòng quay có 131072 xung.
          • Giả sử tiếp theo là hệ thống của chúng ta, mỗi vòng quay của servo sẽ làm phần dịch chuyển với độ dài 25cm.
          • Như vậy PLC phát ra 131072 xung sẽ làm servo dịch chuyển 250 mm.
          • Vậy giờ nếu muốn Servo chạy đủ chiều dài 350 mm, PLC sẽ phải phát ra số xung là :
          • 350 / 250 * 131072 = 183500.8 xung ~= 183501 xung.
            Sai lệnh 0.2 xung do chúng ta để hệ số mặc định, số xung lẻ. Trong thực tế cũng không loại trừ các kính thước lẻ. Việc một vòng quay có tới 131072 step mà xảy ra sai lệch dưới 1 xung thì khó tránh khỏi. Để loại trừ, chúng ta sẽ cài đặt chuyên sâu hơn bằng các tính toán tỷ số truyền, bước vít me, và chọn các thông số được sản xuất một cách chính xác.
          Ngoài cách tính toán trên, chúng ta có thể sử dụng hai hệ số của Servo là CMX và CDV để hiệu chỉnh trước giá trị 1 xung tương ứng với chiều dài bao nhiêu. Từ đó PLC sẽ phát xung theo tỷ lệ này để tránh sai số khi thực hiện phép chia trong PLC.
          Lưu ý:
          => Với lệnh PLSY chúng ta chỉ có thể nạp giá trị tối đa là 16 bit, tương ứng với 32,767 . Vậy làm sao để đưa số 183501 xung vào ?
          Giải pháp là sử dụng lệnh cho thanh ghi 32 bit, giá trị sẽ được mở rộng thành 2 thanh ghi liêp tiếp, kết quả sẽ cho phép nạp số lên đến 2,147,483,647.
          Hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi điều khiển phát xung, Lệnh phát xung 32 bit DPLSY DPLSR trong PLC Mitsubishi
          Lệnh phát xung 32bit DPLSY DPLSR trong PLC Mitsubishi
          6. Tính toán tần số phát xung theo tốc độ Servo:
          Với giả thiết ở trên, chúng ta đang điều khiển Drive servo MR-J2S-70A và động cơ servo đi kèm là HC-KFS73 hoặc HC-MFS73 có công suất 750W, tốc độ 3000 vòng / phút.
          Tỷ lệ xung mặc định là 131072 xung / vòng quay.
          => Cần phát xung với tần số bao nhiêu để Melservo MR-J2S quay đủ 3000 vòng / phút với thông số xung mặt định trên:
          • 1 vòng quay có 131072 xung.
          • 1 phút - 60 giây động cơ servo chạy 3000 vòng => 1 giây chạy 50 vòng
          • 1 giây sẽ chạy được : 50 x 131072 = 6,553,600 xung.
          • Vậy tần số để đạt được tốc độ 3000 vòng phút là : 6,535,600 Hz.
          => Đây là một tần số quá cao đối với PLC. Thông thường các ứng dụng sẽ không chạy hết khả năng của servo nên tốc độ sẽ thấp hơn. Ngoài ra chúng ta hiệu chỉnh tỷ lệ CMX / CDV để chia lại số xung / vòng quay. 
          • Giả sử chúng ta đưa về 10000 xung / vòng quay.
          • Lúc này để đạt được 3000 vòng phút, tần số phát xung chỉ còn 500kHz. Đây cũng là một tần số cao với các loại PLC thông thường. Nhưng với các PLC chuyên dụng thì hoàn toàn đạt được.
          • Với PLC Fx1S-10MT, tần số tối đa vào khoảng 100kHz => Tốc độ tối đa với hệ số 10000 xung / vòng quay sẽ là : 600 vòng / phút.
          Trên đây là những nội dụng cơ bản về lập trình PLC Mitsubishi điều khiển phát xung cho Servo do Auto Vina tự biên soạn nên không tránh khỏi các thiếu xót. Công ty Auto Vina sẽ có bài viết riêng dành cho việc thiết lập số xung trong Servo MR-J2S.
          Mọi ý kiến đóng góp xin quý khách xin để lại bình luận hoặc gửi qua Email. Auto Vina cảm ơn quý khách hàng và các bạn đã quan tâm theo dõi. 

          Biên soạn : ©Nguyễn Bá Quỳnh - Phòng kỹ thuật - Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina
          Xuất bản ngày 13/03/2017.
          Bài viết thuộc bản quyền của tác giả. Hãy tôn trọng tác giả nếu có ý định sao chép nội dung cho mục đích riêng hoặc có ý định thương mại hóa tài liệu như một số bài viết cũ đã và đang bị sao chép!

          * Tham khảo thêm : clip hướng dẫn chi tiết lập trình PLC Mitsubishi Fx1S-20MT điều khiển Servo MR-JE-10A
          [/mota]

          LÊN ĐẦU TRANG