[tomtat] Phần mềm kết nối cài đặt cho Servo Delta ASDA-A3 và ASDA-B3.

Phần mềm kiểm tra lỗi và chạy thử, Jog Servo Delta ASDA-A3, ASDA-B3 series
[/tomtat][mota]
Phần mềm ASDA Soft Version 6 dùng để kết nối, cài đặt thông số, chạy thử, giám sát thông số chạy các bộ AC servo hãng Delta Electronics gồm các dòng : 
  • AC Servo ASDA-A3 series
    • ASDA-A3 series
    • ASDA-A3L series
    • ASDA-A3E series
    • ASDA-A3F series
    • ASDA-A3T series
    • ASDA-A3N series
  • AC Servo ASDA-B3 series
    • ASDA-B3 series
    • ASDA-B3L series
    • ASDA-B3E series
    • ASDA-B3F series
Link download Mediafire :
  • ASDA-Soft V6.2.0.0 : Click here
    • Configuration software for ASDA-A3 và ASDA-B3.
    • Hỗ trợ hệ điều hành : Windows® XP SP3 (32bit Version), Windows® 7 (32bit Version, 64bit Version), Windows® 10 (64bit Version)
    • Sử dụng cho các series : ASDA-A3, ASDA-B3 series
Phần mềm ASDA-Soft V6 dùng cho Servo A3 và B3
Phần mềm ASDA-Soft V6 dùng cho Servo Delta ASDA-A3 và ASDA-B3

Tham khảo các phiên bản ASDA-Soft dùng cho các dòng Servo Delta đời trước :
  • ASDA-Soft V5.4.1.0 :
    • Configuration software for ASDA series.
    • Hỗ trợ hệ điều hành : Windows® XP SP3 (32bit Version), Windows® Vista Sp1 (32bit Version), Windows® 7 (32bit Version, 64bit Version), Windows® 10 (32bit Version, 64bit Version)
    • Sử dụng cho các series : ASDA-A2, ASDA-B2, ASDA-M, ASDA-S, ASDA-A2R series, includes ASDA_MSizing series
  • ASDA-Soft V5.03.03 :  ( phiên bản cũ )
    • Configuration software for ASDA series.
    • Hỗ trợ hệ điều hành : Windows® XP SP3 (32bit Version), Windows® Vista Sp1 (32bit Version), Windows® 7 (32bit Version, 64bit Version)
    • Sử dụng cho các series : ASDA-A2/B2/M/S/A2R series
  • ASDA-Soft V4.08.09 :
    • Configuration software for ASDA series
    • Hỗ trợ hệ điều hành : Windows® XP SP3 (32bit Version), Windows® Vista Sp1 (32bit Version), Windows® 7 (32bit Version, 64bit Version)
    • Sử dụng cho các series : ASDA-A/A+/AB/B/A2/B2 series
  • ASDA-Soft V3.02 :
    • Configuration software for ASDA all series 
    • Hỗ trợ hệ điều hành : Windows® XP SP3 (32bit Version)
    • Dùng cho các series: ASDA-A/AB/A+/B series
Tham khảo video hướng dẫn cài đặt phần mềm ASDA-Soft V5, các thực hiện upload download thông số từ Servo Delta :

[/mota][giaban]Giá: Miễn phí[/giaban]

[tomtat] Hướng dẫn lập trình HMI Delta hiển thị và lưu trữ cảnh báo Alarm trên Alarm History Table từ PLC S7-1200 CPU 1214C.

Thiết lập chế độ Alarm trên HMI Delta DOP-107EV, hiển thị Alarm History Table với HMI Delta DOP-100 Series.
Kết nối PLC S7-1200 với HMI Delta DOP-107EV hiển thị cảnh báo sự cố, lưu và xóa lịch sử sự cố trên màn hình HMI với chức năng Alarm History Table.
[/tomtat][mota]
Chức năng Alarm trên HMI Delta DOP-107EV
Lập trình HMI Delta DOP-107EV hiển thị và lưu trữ Alarm History Table kết nối PLC S7-1200 CPU1214C
  • Ở bài viết trước, phòng kỹ thuật Auto Vina đã gửi tới quý khách hàng và các bạn tham khảo : " Hướng dẫn lập trình HMI Delta kết nối PLC S7-1200 qua cổng Ethernet ".
  • Bài viết này, Auto Vina xin gửi tới quý khách hàng cùng các bạn tham khảo tiếp về chức năng Alarm, tạo các cảnh báo sự số từ PLC S7-1200, hiển thị và lưu trữ lên màn hình HMI Delta DOP-107EV.
    • Chúng ta vẫn tiếp tục lập trình PLC S7-1200 CPU 1214C trên phần mềm TIA Portal V16.
    • Lập trình, thiết lập chức năng Alarm màn hình HMI Delta DOP-107EV trên phần mềm DOPSoft 4.00.08
I. Thiết bị được sử dụng để thực hành hướng dẫn kết nối HMI Delta với S7-1200 :
  • Màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-107EV, kích thước 7 inch, hỗ trợ Ethernet, phiên bản DOP-100 Series. ( có thể dùng các model khác như : DOP-107EG, DOP-107DV, ... )
  • PLC S7-1200 CPU 1214C DC/DC/DC hãng Siemens. ( có thể dùng các model khác như : CPU 1211C, CPU 1212C)
  • Kết nối mạng giữa máy tính, PLC S7-1200, màn hình HMI Delta thông qua bộ chia mạng vừa có Wifi, vừa có mạng Lan có dây để thuận tiện cho việc giám sát cùng lúc theo dõi PLC và nạp chương trình cho HMI.
II. Video clip hướng dẫn thực hành lập trình : Thiết lập khối Data Block điều khiển các bit Alarm từ PLC S7-1200 kích hoạt lên màn hình HMI Delta DOP-107EV, thiết lập chức năng Alarm trên màn hình Delta DOP-107EV, hiển thị thông báo lỗi và lưu trữ lên Alarm History Table.


Biên soạn : ©Nguyễn Bá Quỳnh - Phòng kỹ thuật - Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina
Xuất bản ngày 07/07/2020.
Lưu ý : Bài viết thuộc bản quyền của tác giả. Vui lòng không sao chép nội dung để quảng cáo riêng !

[/mota] [giaban]Giá: Miễn phí[/giaban]

[tomtat] Phần mềm kết nối máy tính với AC Servo hãng Panasonic PANATERM ver 3.7
Phần mềm upload thông số AC Servo Panasonic MINAS-A, MINAS-A3, MINAS-A4, MINAS A4A, MINAS-A4N, MINAS-A4P, MINAS-A4T, MINAS-B, MINAS-E, MINAS-S ...
Link tải phần mềm cài đặt thông số AC Servo Panasinic bằng máy tính.
[/tomtat][mota]

Phần mềm PANATERM ver 3.7 kết nối, cài đặt thông số, chạy thử, giám sát thông số AC servo hãng Panasonic gồm các dòng : 
  • MINAS-A
  • MINAS-A3
  • MINAS-A4, MINAS A4A, MINAS-A4N, MINAS-A4P, MINAS-A4T
  • MINAS-B
  • MINAS-E
  • MINAS-S
Link download Mediafire :
  • PANATERM Ver 3.7 ( gồm file cài đặt riêng cho hệ điều hành Windows XP và file cài cho các hệ điều hành cao hơn )
Phần mềm PANATERM ver 3.7 upload thông số servo Panasonic
Phần mềm PANATERM ver 3.7
  • PANATERM Ver 6.0 ( dùng cho các dòng MINAS-A5, MINAS-A5II, .MINAS-A5B, MINAS-A6, MINAS-A6B, MINAS-A6N, ... )
Tham khảo clip sử dụng phần mềm PANATERM kết nối với Servo Panasonic để Upload parameter và chạy thử servo Minas-A5:



[/mota][giaban]Giá: Miễn phí[/giaban]

[tomtat] Hướng dẫn lập trình PLC Delta kết nối với Module Analog DVP06XA-S và DVP06XA-S2.
Tài liệu hướng dẫn lập trình PLC Delta đọc tín hiệu analog từ đồng hồ nhiệt độ về module DVP06XA-S.
Cách điều khiển tần số biến tần bằng PLC xuất tín hiệu analog 0~10V qua module DVP06XA-S. [/tomtat][mota]
Cách lập trình kết nối PLC Delta với module analog DVP06XA-S và DVP06xa-s2

Hướng dẫn lập trình PLC Delta ghép nối module DVP06XA-S DVP06XA-S2
Lập trình PLC Delta ghép nối module DVP06XA-S DVP06XA-S2
Mở đầu :
    Ở bài viết trước, bộ phận kỹ thuật Công ty Auto Vina đã hướng dẫn chi tiết cách lập trình ghép nối PLC Delta với module ngõ vào / ngõ ra Analog DVP06XA-S.
https://www.dailybientandelta.com/2013/04/lap-trinh-plc-delta-voi-module-analog.html
Trong bài viết này, Auto Vina xin dựng lại thành clip hướng dẫn lập trình PLC Delta kết nối module DVP06XA-S hoặc DVP06XA-S2 đọc tín hiệu Analog từ đồng hồ nhiệt độ và quy đổi sang tín hiệu Digital, từ đó xuất ra tín hiệu Analog điều khiển biến tần Delta.

Cấu hình phần cứng sẽ thực hành :
    Trong nội dung clip và bài viết này, Auto Vina xin gửi tới quý khách hàng và các bạn đoạn code chương trình cho PLC Delta thực hiện truy xuất module DVP06XA-S với các đề bài sau :
  • Đọc tín hiệu 4~20mA từ đồng hồ nhiệt độ về kênh CH1 với mode -20~20mA.
  • Quy đổi tín hiệu số thu được từ kênh CH1 nạp sang kênh ngõ ra CH5 ở chế độ 0~10V hiển thị lên đồng hồ đo Volt điện áp DC.
  • Viết logic điều khiển chương trình nạp giá trị số để chuyển đổi thành tín hiệu Analog xuất ra kênh CH6 0~10V đưa sang điều khiển biến tần Delta VFD-M thay đổi tần số từ 0~50Hz. :
    • Nhấn nhả X0 : nạp giá trị số = 0, ngõ ra analog = 0V. Tần số biến tần = 0Hz.
    • Nhấn giữ X0 1 giây : nạp giá trị số = 4000, ngõ ra analog = 10V. Tần số biến tần = 50Hz.
    • Nhấn nhả X1 : nạp giá trị số = 1000, ngõ ra analog = 2.5V. Tần số biến tần = 12.5Hz.
    • Nhấn nhả X2 : nạp giá trị số = 2000, ngõ ra analog = 5V. Tần số biến tần = 25Hz.
Hướng dẫn lập trình PLC Delta đọc tín hiệu analog và xuất tín hiệu điều khiển biến tần
Lập trình PLC Delta đọc tín hiệu analog từ đồng hồ và xuất tín hiệu điều khiển biến tần
Video clip thực hành :
Clip hướng dẫn lập trình PLC Delta DVP10SX11R ghép nối module Analog DVP06XA-S, DVP06XA-S2 :


Ôn tập tài liệu hướng dẫn lập trình PLC Delta ghép nối module DVP06XA-S :

1. Hình ảnh Module DVP06XA-S :
Module PLC Delta DVP06XA
2. Sơ đồ đấu nối :
Ngõ vào Analog :
Chú ý khi kết nối ngõ vào dòng điện, ngõ vào V+ và I+ phải nối chung với nhau.

Ngõ ra Analog :

3. Độ phân giải và thông số ngõ vào/ra :
Ngõ vào :
- Điện áp vào :
Giải điện áp vào : + - 10V
Giải giá trị số : + - 2000
Độ phân giải : 12bit, 1 đơn vị số tương ứng với 5mV ngõ vào
- Dòng điện vào :
Giải dòng điện vào : + - 20mA
Giải giá trị số : + - 1000
Độ phân giải : 11 bit, 1 đơn vị số tương ứng với 20uA

Ngõ ra :
- Điện áp ra :
Giải điện áp ra : 0 ~ 10V
Giải giá trị số : 0 ~ 4000
Độ phân giải : 12bit, 1 đơn vị số tương ứng với 2.5mV ngõ ra
- Dòng điện ra :
Giải dòng điện ra : 0 ~ 20mA
Giải giá trị số : 0 ~ 4000
Độ phân giải : 11 bit, 1 đơn vị số tương ứng với 5uA

4. Địa chỉ thanh ghi kết nối :
Ngoài các thanh ghi lưu trữ code thể hiện loại Module, địa chỉ và giao thức truyền thông là các thanh ghi về chế độ Analog, giá trị số ngõ vào và ra, số lượng mẫu, ...
Ở đây chúng ta thực hiện ghép nối trực tiếp PLC và Module nên chỉ cần quan tâm tới thanh ghi về giá trị điều khiển Analog, cụ thể như sau :
a. Thanh ghi số 1: 
Chứa giá trị tương ứng với việc thiết lập chế độ (Mode) ngõ vào và ngõ ra Analog, gồm 16 bit :
Bit 15 - Bit 14 - Bit 13  - Bit 12 - Bit 11 - Bit 10 - Bit 9 - Bit 8 - Bit 7 - Bit 6 - Bit 5 - Bit 4 - Bit 3 - Bit 2 - Bit 1 Bit 0

Cài đặt chế độ ngõ vào: (CH1~CH4) 
Mode 0: chế độ điện áp (-10V~+10V).
Mode 1: chế độ điện áp (-6V~+10V). 
Mode 2: chế độ dòng điện (-12mA~+20mA). 
Mode 3: chế độ dòng điện (-20mA~+20mA). 
Mode 4: không sử dụng. 
Cài đặt chế độ ngõ ra: (CH5~CH6) 
Mode 0: chế độ điện áp (0V~10V).  
Mode 1: chế độ điện áp (2V~10V). 
Mode 2: chế độ dòng điện (4mA~20mA). 
Mode 3: chế độ dòng điện (0mA~20mA). 
Trong đó :
b11~b0 dùng để cài đặt chế độ làm việc cho 4 ngõ vào tín hiệu Analog (AD): CH1~CH4
b12~b15 dùng để cài đặt chế độ làm việc cho 2 ngõ ra tín hiệu Analog (DA): CH5~CH6

Mỗi kênh có bốn chế độ có thể được thiết lập riêng . Ví dụ: nếu cài đặt CH1 ở mode 0 (b2~b0=000), 
CH2 ở mode 1(b5~b3=001), CH3: mode 2 (b8~b6=010), CH4: mode 3(b11~b9=011), b0~b11 
cần phải nạp giá trị là H688. Nếu cài đặt CH5: mode 2 (b13~b12=10), CH6: mode 1 (b15~b14=01), 
b12~b15 cần nạp giá trị là H5. Mặc định thiết bị là H0000. 

Chú ý, các bit tính theo hệ nhị phân ( cơ số 2 ) và quy đổi thành hệ Thập lục phân - Hexa ( cơ số 16 ). Ký hiệu chữ H là chỉ số ở hệ Hexa, chữ K là hệ thập phân ( hệ cơ số 10 ). 

b. Thanh ghi số 6, 7, 8, 9: 
Hiển thị giá trị trung bình của ngõ vào Analog CH 1 ~ CH 4
Đây là các thanh ghi dùng để lấy trực tiếp các giá trị số đã quy đổi từ ngõ vào Analog và đã được xử lý lấy mẫu và chia giá trị trung bình.
c. Thanh ghi số 10, 11: 
Thanh ghi dùng để nạp giá trị số cho ngõ ra CH5 ~ CH6, phạm vi thiết lập là K0 ~ K4000. Mặc định là K0.

Ứng với giá trị số nạp vào, ngõ ra sẽ có mức tín hiệu Analog tương ứng theo chế độ đã cài đặt ở thanh ghi 1.

d. Thanh ghi số 18, 19, 20, 21: 
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ lệch tín hiệu ngõ vào CH1 ~ CH4. Thiết lập mặc định ban đầu là K0.
Điện áp: phạm vi thiết lập là K-1000 ~ K1000
Dòng điện: phạm vi thiết lập là K-1000 ~ K1000
e. Thanh ghi số 22, 23: 
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ lệch tín hiệu ngõ vào CH5 ~ CH6. Thiết lập mặc định ban đầu là K0.
Phạm vi thiết lập là K-2000 ~ K2000
f. Thanh ghi số 24, 25, 26, 27: 
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ khuếch đại tín hiệu ngõ vào CH1 ~ CH4. Thiết lập mặc định ban đầu là K1000.
Điện áp: phạm vi thiết lập là K-800 ~ K4000
Dòng điện: phạm vi thiết lập là K-800 ~ K2600
g. Thanh ghi số 28, 29: 
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ khuếch đại tín hiệu ngõ vào CH5 ~ CH6. Thiết lập mặc định ban đầu là K2000.
Phạm vi thiết lập là K-1600 ~ K8000

Chú ý
Các thanh ghi ở mục d,e,f,g dùng để hiệu chỉnh lại đường đặc tính ngõ vào ra. Hay chính là thiết lập lại dải tín hiệu Analog ngõ vào ra.

Ví dụ về Gain và Offset ( độ khuếch đại và độ lệch ):
- Giả sử ở chế độ Mode 0 của ngõ vào :
Theo mục a về thanh ghi số 1, ta có dải tín hiệu ngõ vào Mode 0 sẽ là :
-10V ~ +10V <=> K-2000 ~ K2000
=> Đường đặc tính tín hiệu ngõ vào là đường thẳng từ đi qua các điểm : ( -10;-2000 ),  ( 10;2000 ). 
=> Giá trị số = K200 * giá trị điện áp ngõ vào
          Y=200*X
Từ đó ta có đường đặc tính theo đồ thị hàm số trên, điểm Offset là điểm giao nhau giữa đường đặc tính và trục điện áp X, điểm Gain là điểm có giá trị số Y = K1000
=> Offset (0;0), Gain ( 5;1000)
- Ngược lại để có chế độ Mode 1: chế độ điện áp (-6V~+10V). Đường đặc tính tín hiệu ngõ vào là đường thẳng từ đi qua các điểm : (-6;-2000) , ( 10;2000).
=> Giá trị số = K250 * giá trị điện áp ngõ vào - K500
          Y=250*X - 500

Từ đó ta có đường đặc tính theo đồ thị hàm số và cũng tính điểm Offset là điểm giao nhau giữa đường đặc tính và trục điện áp X, điểm Gain là điểm có giá trị số Y = K1000
=> Offset (2;0), Gain ( 6;1000)
Tương tự với ngõ ra dòng điện, ta có đồ thị như hình bên dưới:

=> Với mỗi một dải tín hiệu Analog thực tế nào đó nằm trong giới hạn cho phép của kênh Analog trên Module, chúng ta đều có thể điều chính tương ứng với 2 mức giá trị số của Module.

5. Cách ghép nối vật lý và định địa chỉ Module : 
- Đối với PLC Delta, các modul I/O thông thường sẽ ghép nối mà không cần bất kỳ thiết lập nào.
- Các Module đặc biệt như Module Analog sẽ được tự động hoàn toàn định địa chỉ theo thứ tự gần với PLC nhất. Và tính từ K0 ~ K7. Chi tiết xem hình dưới đây :


Trong hình có sử dụng CPU DVP10SX và Module DVP-06XA, DVP-04AD
Theo thứ tự ta có: địa chỉ của Module DVP-06XA là 0, địa chỉ của Module DVP-04AD là 1.
Tối đa có thể lên tới 8 Module.

6. Cấu trúc lệnh kết nối dữ liệu tới địa chỉ thanh ghi của Module : 
a. Lệnh viết dữ liệu : TO
- Cấu trúc lệnh:
                         | TO |  m1 | m2 | S | n |
Trong đó : 
+ TO là tên lệnh
+ m1 là địa chỉ của Module theo thứ tự như mục số 5 đã nêu trên.
+ m2 là địa chỉ của thanh ghi cần kết nối tới, hay chính là chỉ số thanh ghi ở mục 4 đã nêu trên.
+ S là dữ liệu để viết vào thanh ghi. S có thể là hằng số hoặc dữ liệu dạng thanh ghi data trong PLC.
+ n là số thanh ghi được viết trong lệnh, tính từ địa chỉ m2.

- Cách viết lệnh: 
Trong cửa sổ lập trình, gõ trực tiếp câu lệnh theo cấu trúc trên. Xem ví dụ dưới đây :

- Ví dụ thực hiện lệnh TO để thiết lập chế độ ngõ vào / ra cho các kênh Analog :
Giả sử Module DVP06-XA được kết nối vào vị trí 0 như trên mục số 5, và chúng ta muốn thiết lập chế độ ngõ vào điện áp +-10V và chế độ ngõ ra dòng điện 0~20mA cho tất cả các kênh ngõ vào/ ra, ta có giá trị các bit như sau:
b15~b0 = 00 00 011 011 011 011 011 = H6DB
Và câu lệnh sẽ là :
                           | TO |  K0  | K1 | H6DB | K1 |


Kết quả :


Sau khi PLC RUN, bit M1002 sẽ ON và nạp giá trị H6DB xuống thanh ghi chế độ Analog cho Module. Và việc thiết lập này chỉ cần thực hiện 1 lần duy nhất trong chương trình PLC trước khi sử dụng các công việc liên quan đến Analog.


b. Lệnh đọc dữ liệu : FROM
- Cấu trúc lệnh:
                         | FROM |  m1 | m2 | D | n |
Trong đó : 
+ FROM là tên lệnh
+ m1 là địa chỉ của Module theo thứ tự như mục số 5 đã nêu trên.
+ m2 là địa chỉ của thanh ghi cần kết nối tới, hay chính là chỉ số thanh ghi ở mục 4 đã nêu trên.
+ D là dữ liệu lưu kết quả giá trị sau khi đọc từ Module lên. D là các dạng dữ liệu kiểu thanh ghi trong PLC.
+ n là số thanh ghi sẽ đọc lên trong lệnh, tính từ địa chỉ m2.
- Cách viết lệnh: 
Trong cửa sổ lập trình, gõ trực tiếp câu lệnh theo cấu trúc trên. Xem ví dụ dưới đây :

- Ví dụ thực hiện lệnh FROM để đọc giá trị các kênh kênh Analog ngõ vào :
Chúng ta vẫn giả sử theo ví dụ trên là Module DVP06-XA được kết nối vào vị trí 0 như trên mục số 5. Địa chỉ các thanh ghi lưu giá trị số sau khi biến đổi giá trị từ tín hiệu Analog ngõ vào và được xử lý tính toán trung bình là : thanh ghi 6, 7, 8, 9. Chi tiết địa chỉ thanh ghi, lập trình viên coi lại mục số 4 ở trên hoặc xem trong tài liệu đi kèm thiết bị.
Để đơn giản, chúng ta xem ví dụ đọc từng thanh ghi 1, với thanh ghi số 6 ta sẽ viết câu lệnh sau :


Trong đó, D150 là thanh ghi Data trên PLC được chọn làm nơi lưu kết quả của thanh ghi số 6 dưới Module Analog.
Làm tương tự với các thanh ghi còn lại, ta có đoạn chương trình đọc dữ liệu từ Module như sau :

Bit M1000 là bit trạng thái Run của PLC, khi PLC có lệnh RUN, các lệnh trên sẽ được thực hiện liên tục theo chu kỳ xử lý lệnh của PLC, kết quả sẽ được lưu vào các thanh ghi trong câu lệnh : 
CH1 => D150, CH2 => D152, CH3 => D154, CH4 => D156

Như vậy, chúng ta đã có thể truyền và nhận dữ liệu từ Module Analog, bây giờ các dữ liện đã có trên bộ nhớ của PLC, việc còn lại là xử lý tín hiệu và đưa ra kết quả cho các đoạn chương trình điều khiển thực hiện.

Cảm ơn quý khách hàng và các bạn đã ghé thăm Website của Auto Vina !
Xin chào và hẹn gặp lại quý khách !

Biên soạn : ©Nguyễn Bá Quỳnh
Xuất bản ngày 06/01/2020
Bài viết gốc :
[/mota][giaban]Giá: miễn phí[/giaban]

[tomtat] Hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi FX3U-16MT với module analog FX3U-4DA-ADP.
Tự học lập trình PLC Mitsubishi xử lý tín hiệu analog với module FX3U-4DA-ADP.
Tài liệu hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi FX3U-16MT xuất tín hiệu analog 0~10V 4~20mA qua module FX3U-4DA-ADP điều khiển tần số biến tần, thay đổi tốc độ động cơ. [/tomtat][mota]
Lời mở đầu :

  • Các module ngõ vào tín hiệu analog, điện áp hoặc dòng điện tuyến tính FX2N-2AD, FX2N-4AD, FX3U-4AD và ngõ ra analog FX2N-2DA, FX2N-4DA chúng ta đã làm quen ở các bài viết và clip hướng dẫn trước.
  • Bài viết này Auto Vina gửi tới quý khách hàng cùng các bạn tham khảo hướng dẫn đấu nối, cách lập trình ghép nối PLC FX3U xuất tín hiệu từ Module 4 kênh ngõ ra analog FX3U-4DA-ADP gắn bên trái của PLC FX3U-16MT.
Hình ảnh thiết bị :
  • Hình ảnh thực tế khi ghép nối module FX3U-4DA-ADP vào PLC FX3U-16MT để xuất tính hiệu analog điều khiển thay đổi tần số biến tần Delta VFD-M Series :
Hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi FX3U-16MT kết nối module FX3U-4DA-ADP
Lập trình PLC Mitsubishi FX3U-16MT kết nối module FX3U-4DA-ADP
Phần 1. Kết nối Module FX3U-4DA-ADP với PLC FX3U-16MT của hãng Mitsubishi :
  • PLC FX3U-16MT có 8 ngõ vào và 8 ngõ ra Transistor, hỗ trợ gắn module bên phải và module bên trái.
  • Module FX3U-4DA-ADP có 4 kênh ngõ ra chuyển đổi tín hiệu số digital thành tín hiệu analog tuyến tính : điện áp 0 ~ 10V hoặc dòng điện 4~20mA, độ phân giải lên đến 16 bit, cao hơn các module cũ FX2N-4AD.
Đại lý bán PLC, màn hình, Module Analog Output PLC Mitsubishi FX3U-4DA-ADP
Module Analog Output PLC Mitsubishi FX3U-4DA-ADP
2. Sơ đồ đấu nối tín hiệu ngõ ra Analog FX3U-4DA-ADP :

Sơ đồ ngõ ra Analog module FX3U-4DA-ADP :
Sơ đồ đấu nối tín hiệu Analog ngõ ra cho module FX3U-4DA-ADP
Sơ đồ đấu nối tín hiệu Analog ngõ ra cho module FX3U-4DA-ADP
Theo hình trên, Module sử dụng nguồn cấp 24VDC, ngõ vào phía trên mô tả cách đấu nối ở chế độ xuất điện áp 0~10V, ngõ ra phía dưới mô tả cách đấu nối ở chế độ xuất dòng điện 4~20mA. Dây truyền tín hiệu sử dụng dây 2 lõi có vỏ chống nhiễu.

3. Cấu hình giá trị số và giá trị Analog ngõ ra :

Ngõ ra analog cho FX3U-4DA-ADP có 2 chế độ hoạt động:
- Chế độ xuất tín hiệu analog điện áp :
Dải điện áp ngõ ra : 0V ~ 10V
Dải giá trị số cần nạp vào : 0 ~ 4000
- Chế độ xuất tín hiệu dòng điện :
Dải dòng điện ngõ ra : 4mA ~ 20mA
Dải giá trị số : 0 ~ 4000

4. Địa chỉ thanh ghi kết nối FX3U-4DA-ADP:

a. Bit chọn chế độ cho module vị trí 1 :
Special auxiliary relays:
M8260 to M8269
b. Thanh ghi nạp giá trị số module vị trí 1 : 
Special data registers:
D8260 to D8269

Lưu ý : tối đa có thể sử dụng 4 module bên trái cho PLC. Các thanh ghi tiếp theo cho các module số 2, 3, 4 các bạn tham khảo trong tài liệu về FX3U-4DA-ADP

5. Cách ghép nối vật lý và định địa chỉ Module : 
  • Module tự động link về thanh ghi tương ứng với vị trí 1, 2, 3, 4 được gắn vào gần nhất bên trái của PLC.
6. Cấu trúc lệnh kết nối dữ liệu tới địa chỉ thanh ghi của Module : 
  • Với các module bên phải, chúng ta sử dụng lệnh FROM và TO.

( Tham khảo thêm bài viết về lập trình PLC Mitsubishi ghép nối với Module FX2N-2AD và FX2N-2DA của phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina để có thêm chi tiết về lênh FROM, TO.
  • Với các module bên trái, chúng ta chỉ cần truy xuất thanh ghi tương ứng được quy định sẵn trong tài liệu hướng dẫn lập trình PLC với module analog.
Dưới đây là clip hướng dẫn chi tiết cách lập trình PLC Mitsubishi nạp giá trị số vào module analog FX3U-4DA-ADP để xuất tín hiệu analog 0~10V và 4~20mA điều khiển biến tần Delta VFD-M series :


Trên đây là toàn bộ nội dung thực hành lập trình PLC Mitsubishi FX3U-16MT kết nối module analog FX3U-4DA-ADP.
Quý khách hàng cần thêm sự hỗ trợ xin vui lòng liên hệ qua Email, nhận xét trên Blog. ( Để thuận tiện cho việc xử lý các câu hỏi hỗ trợ kỹ thuật, quý khách hàng và các bạn vui lòng mô tả qua email hoặc các ứng dụng chat trên điện thoại để bộ phận kỹ thuật hỗ trợ được chính xác nhất thay vì việc gọi điện thoại ).
Lưu ý, Auto Vina cam kết sẽ hướng dẫn chi tiết bằng tiếng Việt cho quý khách hàng khi mua hàng. Rất mong sự ủng hộ của quý khách.

Biên soạn : ©Nguyễn Bá Quỳnh - Phòng kỹ thuật - Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina
Xuất bản ngày 22/12/2019.
Bài viết thuộc bản quyền của tác giả. Vui lòng không sao chép nội dung để quảng cáo riêng !
Với các bạn cùng làm dịch vụ bán hàng, nếu bạn giỏi hãy tự làm ra những bài viết hữu ích cho khách hàng của bạn được tham khảo nhiều hơn nữa, xin đừng ăn cắp công sức của người khác ).
[/mota][giaban]Giá: miễn phí[/giaban]

[tomtat] Hướng dẫn lập trình màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-107EV kết nối truyền thông Modbus RS485 với biến tần Delta VFD-M.
Lập trình HMI Delta truyền thông Modbus ASCII qua cổng RS485 đọc tần số và cài đặt tần số cho biến tần Delta.
Lập trình màn hình Delta DOP-107EV truyền thông chạy dừng biến tần Delta VFD015M21A.
[/tomtat][mota]

Lập trình màn hình HMI Delta DOP-107BV kết nối RS485 Modbus với biến tần Delta VFD-M Series
Lập trình màn hình HMI Delta DOP-107EV kết nối RS485 với biến tần Delta VFD-M Series
  • Ở bài viết trước, phòng kỹ thuật Auto Vina đã gửi tới quý khách hàng và các bạn tham khảo cách "Lập trình HMI Delta DOP-107BV truyền thông Modbus RS485 với đồng hồ nhiệt độ".
  • Bài viết này, Auto Vina xin gửi tới quý khách hàng cùng các bạn tham khảo cách " Lập trình HMI Delta DOP-107EV truyền thông Modbus RS485 với biến tần Delta VFD-M ".
  • Việc lập trình màn hình HMI Delta truyền thông với biến tần sẽ giúp điều khiển và giám sát từ xa các biến tần mà không cần PLC. Đây cũng là ví dụ được rất nhiều bạn hỏi bộ phận kỹ thuật Công ty Auto Vina. Hy vọng vài viết và clip này sẽ giúp các bạn lập trình viên hiểu được cách thức kết nối modbus giữa màn hình và biến tần.
I. Thiết bị được sử dụng trong ví dụ về "Lập trình HMI Delta truyền thông Modbus RS485 với biến tần Delta" :
Trong bài viết và clip này, Auto Vina chỉ cần sử dụng hai thiết bị :
  • Màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-107EV, kích thước 7 inch, hỗ trợ Ethernet, phiên bản DOP-100 Series.
  • Biến tần Delta VFD015M21A công suất 1.5kw, 220V, dòng VFD-M hãng Delta.
II. Cài đặt truyền thông modbus RS485 cho biến tần Delta VFD-M Series.

1. Chọn kiểu điều khiển cho biến tần Delta VFD-M :
  • Pr.00 : Source of  Frequency Command :
    • Nguồn lệnh điều khiển tần số biến tần. 
    • Pr.00 = 3 Master frequency determined by RS-485 Communication port. 
  • Pr.01 :  Source of Operation Command ( Run / Stop ) :
    • Nguồn lệnh điều khiển chạy dừng 
    • Pr.01 = 3 Operation instructions determined by the RS-485 communication port. Keypad STOP key is effective 
2. Chọn cấu hình truyền thông Modbus RS485 cho biến tần Delta VFD-M :
  • Pr.88 : Communication Address 
    • Địa chỉ truyền thông của biến tần 
    • Pr.88 = 2 
  • Pr.89 : Transmission Speed (Baud rate) 
    • Tốc độ truyền thông 
    • Pr.89 = 01.  Transmission Speed 9600 bps 
  • Pr.92 : Communication Protocol 
    • Giao thức truyền thông, cấu hình của dữ liệu. 
    • Pr.92 = 1. Modbus ASCII mode, < 7,E,1 >
3. Các thanh ghi điều khiển qua truyền thông cho biến tần Delta VFD-M :
( Các bạn xem trong clip để hiểu rõ hơn )
III. Thông tin cơ bản về màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-100 Series .
Đây là sản phẩm màn hình phiên bản mới được hãng Delta phát triển và cho ra sản phẩm vào khoảng đầu năm 2019 với một loạt các model sẽ thay thế cho dòng sản phẩm DOP-B Series.
  • Loại 4.3 inch : DOP-103WQ DOP-103BQ
  • Loại 5.6, 5.7 inch : DOP-105CQ
  • Loại 7 inch : DOP-107WV DOP-107BV DOP-107EV DOP-107EG DOP-107CV DOP-107IV DOP-107DV
  • Loại 8 inch, 8.4 inch : DOP-108IG
  • Màn hình 10 inch, 10.1 inch : DOP-110WS DOP-110CS DOP-110ES DOP-110IS DOP-110IG DOP-110CG
  • Màn hình 12 inch : DOP-112MX DOP-112WX
  • Màn hình 15 inch : DOP-115MX DOP-115WX 
Phần mềm lập trình cho màn hình cảm ứng HMI Delta, quý khách hàng và các bạn tải theo link bên dưới : Màn hình DOP-107EV sử dụng phiên bản DOPSoft Version 4, phiên bản hiện tại 4.00.06 Build : 4.00.06.19 :
IV. Video clip hướng dẫn thực hành lập trình màn hình HMI Delta DOP-107EV truyền thông modbus với biến tần Delta VFD015M21A .


Biên soạn : ©Nguyễn Bá Quỳnh - Phòng kỹ thuật - Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina
Xuất bản ngày 01/11/2019.
Lưu ý : Bài viết thuộc bản quyền của tác giả. Vui lòng không sao chép nội dung để quảng cáo riêng ! ( Với các bạn cùng làm dịch vụ bán hàng, nếu bạn giỏi hãy tự làm ra những bài viết hữu ích cho khách hàng của bạn được tham khảo nhiều hơn nữa, xin đừng ăn cắp công sức của người khác ).
Bài viết gốc : https://www.manhinhhmi.com/2019/11/lap-trinh-hmi-delta-dop-107ev-modbus.html
[/mota] [giaban]Giá: Miễn phí[/giaban]

[tomtat] Hướng dẫn sử dụng bộ nạp chương trình cho PLC qua wifi Wireless Programming Adapter. Cách cài đặt cổng COM kết nối không dây với PLC Delta và PLC Mitsubishi. Cung cấp sản phẩm cable lập trình PLC các loại qua cổng wifi Lan [/tomtat][mota]

Cable nạp chương trình cho PLC Delta, PLC Mitsubishi, PLC Fatek qua Wifi
Cable nạp chương trình cho PLC qua Wifi
Giới thiệu thiết bị nạp chương trình cho PLC thông qua mạng Lan không dây Wifi, wifi cable LAN version :
  • Thay thế cho các loại cable nạp chương trình sử dụng dây dẫn USB, USB-RS232, USB-RS485, USB-RS422, ...
  • Mỗi bộ được thiết kế riêng tương ứng với từng hãng PLC khác nhau. Lưu ý không sử dụng chung sẽ làm cháy, hỏng thiết bị do sơ đồ cấp nguồn của từng PLC là khác nhau.
    • PLC Mitsubishi FX Series.
    • PLC Delta DVP Series.
    • PLC Fatek FBS series.
    • PLC Omron CPM2A.
    • PLC Xinje.
    • PLC Siemens S7-200 series.
    • PLC Schenider TWIDO/TSX.
    • PLC AB : Allen Bradley PLC 1000/1200/1500 Series.
    • PLC Panasonic FP0/FP2/FP-X series.
    • PLC Koyo.
    • PLC FUJI NB NJ NS NW0.
  • Hình ảnh tham khảo :
     
    Bộ cable nạp chương trình không dây cho PLC Delta, PLC Mitsubishi hàng có sẵn trong kho Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina
    Bộ cable nạp chương trình không dây cho PLC Delta, PLC Mitsubishi
Thông số kỹ thuật bộ kết nối wifi :

  • Nguồn cấp Operating Voltage : sử dụng nguồn trong cổng kết nối của PLC. Direct PLC programming port to take power.
  • Dòng tiêu thụ - Working current : PLC power supply > 0.3W.
  • Tốc độ kết nối : Communication baud rate 300~115200bps, support data bit, check digit, stop bit software configuration.
  • Chuẩn kết nối wifi : WIFI version 802.11 b/g/n
  • Khoảng cách kết nối Communication distance : Built-in antenna, within 30 meters under the air.
  • Tần số làm việc : Working frequency 2.412GHz~2.484GHz
  • Hỗ trợ các giao thức kết nối : Interface level RS232, RS485, RS422. Tương thích với nhiều loại PLC như Delta, Mitsubishi, Fatek, Omron, Siemens, ...
Các bước để kết nối wifi từ máy tính xuống PLC thông qua bộ wifi cable :
  • Gắn đúng loại wifi cable Lan vào PLC được chỉ định rồi cấp nguồn cho PLC.
  • Mở máy tính kết nối wifi với bộ wifi cable Lan, mật khẩu là phần dãy số trên tên của sản phẩm. Sau khi kết nối thì cài đặt IP tĩnh cho PLC theo hướng dẫn.
  • Mở phần mềm " uaCOMTCP " và bật kết nối, khởi tạo cổng COM cho PLC.
  • Mở phần mềm lập trình của PLC và thiết lập cổng COM trùng với cổng COM đã tạo.
  • Sử dụng bình thường như cable USB, Cable RS232, RS422, RS485.
Phần mềm kết nối với Wifi cable Lan và khởi tạo COM ảo để kết nối với PLC :
Dưới đây là Clip giới thiệu sản phẩm Wifi cable Lan thay cho dây nạp chương trình PLC, clip cũng đi kèm hướng dẫn chi tiết do kỹ thuật viên Auto Vina thực hiện trên PLC Mitsubishi và PLC Delta. Các hãng PLC khác đều thực hiện tương tự :


Cảm ơn quý khách hàng đã ủng hộ và ghé thăm Website, Công ty Auto Vina rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý khách hàng !

[/mota][giaban]Giá: Miễn phí[/giaban]

[tomtat] Hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi đo tốc độ động cơ Servo Delta bằng lệnh SPD Speed Detection với Encoder Omron E6B2-CWZ6C 1000ppr.
Cách lập trình PLC Mitsubishi FX3U đọc xung Encoder để tính tốc độ động cơ Servo bằng lệnh SPD. Tài liệu lập trình PLC Mitsubishi lệnh SPD đo tốc độ động cơ bằng Encoder.[/tomtat]

Hướng dẫn lập trình đấu nối Encoder Omron với PLC Mitsubishi FX3U đo tốc độ động cơ Servo Delta
Sử dụng Encoder Omron đo tốc độ động cơ Servo Delta
[mota]
Trong bài viết và nội dung video clip này, phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina xin gửi tới quý khách hàng và các bạn bài toán lập trình sử dụng lệnh SPD - Speed Detection trong PLC Mitsubishi các dòng FX Series để đọc xung tần số cao từ Encoder và quy đổi thành tốc độ động cơ.
Với lệnh SPD chúng ta sẽ có cơ sở để đo được tốc độ động cơ nhờ vào việc đếm số xung Encoder. Bài toán có thể ứng dụng nhiều trong các máy liên quan đến việc điều khiển đồng tốc động cơ, điều khiển bám tốc độ.
1. Thông tin kỹ thuật các thiết bị cần trong bài thực hành này :
  • Lệnh SPD Speed Detection, đo tốc độ trong PLC Mitsubishi :
  • Cấu trúc lênh SPD trong PLC Mitsubishi FX3U
    Cấu trúc lênh SPD trong PLC Mitsubishi FX3U
    Các chỉ số bao gồm :
    * S1 : Ngõ vào xung Encoder ( X0 ~ X7 ), tùy theo từng loại PLC.
    * S2 : Thời gian thực hiện việc đo xung Encoder.
    * S3 : Thanh ghi lưu kết quả số xung đo được.
  • Về Encoder hãng Omron : Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina phân phối sản phẩm Encoder Omron với mức giá cạnh tranh. Dưới đây là hình ảnh tham khảo về Encoder Omron E6B2-CWZ6C 1000 xung / vòng quay :
    Đại lý bán Encoder Omron E6B2-CWZ6C 1000 xung, nguồn cấp 24VDC
    Encoder Omron E6B2-CWZ6C 1000 xung
    Nguồn cấp tương thích 24VDC, có thể sử dụng cho PLC Mitsubishi và nhiều dòng PLC khác trên thị trường.
  • Sơ đồ đấu nối với PLC :
    • Chân SS của PLC nối với +24VDC.
    • Hai dây cấp nguồn +24VDC và 0V cho Encoder.
    • Cấp tín hiệu xung A hoặc tín hiệu xung B từ Encoder về chân X0. Với bài toán đo tốc độ, chúng ta chỉ cần 1 tín hiệu xung về PLC.
    • Trường hợp sử dụng riêng nguồn 24V cấp cho Encoder, chúng ta phải nối chung chân 0V của nguồn cấp Encoder và nguồn cấp cho ngõ vào PLC.
2. Công thức tính tốc độ động cơ từ việc đo đếm xung Encoder :
* Chúng ta có các dữ kiện sau :
  • Số xung / vòng quay của Encoder.
  • Thời gian thực hiện đo số xung trong lệnh SPD của PLC.
  • Kết quả số xung đo được từ lệnh SPD của PLC.
* Công thức tính tốc độ động cơ :
Tốc độ vòng / phút của động cơ = Tổng số xung đo được trong một phút / số xung 1 vòng quay Encoder.
Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng xem Video do Phòng kỹ thuật Auto Vina thực hiện dưới đây :

3. Các bước thực hiện lập trình :
* Clip hướng dẫn chi tiết cách đấu nối, lập trình PLC Mitsubishi FX3U-16MT đo tốc độ động cơ bằng Encoder Omron 1000 xung / vòng quay :

Trên đây là bài viết và clip hướng dẫn sử dụng PLC Mitsubishi lập trình đo và tính toán tốc độ động cơ Servo Delta ASDA-B2 từ Encoder hãng Omron thông qua lệnh ứng dụng SPD Speed Detection.

Bài viết sẽ được chia sẻ trên kênh FB : https://www.facebook.com/autovinaco/
Video clip sẽ đăng tải trên kênh Youtube : https://www.youtube.com/quynhnguyenba

Auto Vina rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ khách hàng.

Mọi chi tiết xin liên hệ bộ phận kỹ thuật Auto Vina : 0978.70.68.39 ( Mr Quỳnh )
Hoặc phòng kinh doanh Auto Vina : 0973.75.15.53 ( Mr Hưng )

Cảm ơn quý khách hàng và các bạn đã ghé thăm website !
[/mota][giaban]Giá: miễn phí[/giaban]

[tomtat] Hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi truyền thông ghép nối song song qua card FX3U-485-BD. Tài liệu lập trình PLC Mitsubishi FX3U-48MR truyền thông Parallel Link Mode với PLC FX3U-16MT qua cổng RS485 FX3U-485-BD. Sử dụng chế độ Parallel link PLC Mitsubishi FX3U. Parallel link master station declare, Parallel link slave station setting. Lập trình PLC Mitsubishi FX3U truyền thông High Speed Parallel Link Mode.[/tomtat][mota]

Truyền thông song song hai PLC Mitsubishi FX3U qua card RS485 FX3U-485-BD
Truyền thông song song hai PLC Mitsubishi FX3U qua card RS485
1. Giới thiệu về card mở rộng cổng truyền thông RS485 FX3U-485-BD :
Sau đây, Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina gửi tới quý khách hàng hình ảnh thực tế FX3U-485-BD của hãng Mitsubishi hiện đang có trong kho Auto Vina. 
  • RS-485 communication expansion board FX3U-485-BD :
RS-485 communication expansion board FX3U-485-BD mở rộng cổng truyền thông cho PLC Mitsubishi
Expansion board FX3U-485-BD
    • FX3U-485-BD tương thích với chuẩn RS-485 / RS-422
    • Khoảng cách kết nối tối đa lên đến 50m.
    • Hỗ trợ các giao thức truyền thông kết nối Communication format : Non-Protocol Communication, Computer Link, Parallel Link, và kết nối mạng N:N network.
    • Baud rate : Non-Protocol Communication và Computer Link : 300/600/1200/2400/4800/9600/19200 bps, Parallel Link: 115200bps, N:N network: 38400 bps.
  • Các loại khác có chức năng mở rộng cổng truyền thông như :  FX3U-232-BD, FX3U-422-BD
2. Sơ đồ đấu nối FX3U-485-BD :

Link tải tài liệu hướng dẫn sử dụng FX3U-485-BD có nhiều trên mạng, nếu quý khách hàng chưa có xin vui lòng để lại comments hoặc email cho bộ phận kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina, chúng tôi sẽ cung cấp miễn phí tài liệu này. Các tài liệu liên quan như :
  • JY997D16501 : FX3U Series User’s Manual - Hardware Edition
  • JY997D28701 : FX3UC Series User’s Manual - Hardware Edition
  • JY997D16601 : FX3S/FX3G/FX3GC/FX3U/FX3UC Series Programming Manual -Basic & Applied Instruction Edition
  • JY997D16901 : FX Series User’s Manual - Data Communication Edition
  • FX Series User's Manual - Data Communication Edition.
Sơ đồ đấu nối truyền thông RS485 cho FX3U-485-BD :
Chế độ 2 dây :
FX3U-485-BD đấu theo sơ đồ RS485 2 dây, cách đấu nối tín hiệu FX3U truyền thông RS485
FX3U-485-BD đấu theo sơ đồ RS485 2 dây
Chế độ 4 dây :
FX3U-485-BD đấu theo sơ đồ RS485 4 dây, RS422. Hướng dẫn đấu nối tín hiệu truyền thông cho card FX3U-485-BD
FX3U-485-BD đấu theo sơ đồ RS485 4 dây, RS422
3. Chức năng Parallel Link trong PLC Mitsubishi :
Chức năng Parallel Link trong PLC Mitsubishi là gì ?
Liên kết song song cho phép kết nối giữa hai PLC FX cùng dòng với nhau.
  • Theo số lượng thiết bị được liên kết, mỗi thiết bị có thể được chọn giữa chế độ thông thường và chế độ ghép nối tốc độ cao.
  • Liên kết dữ liệu được tự động cập nhật giữa hai PLC FX.
  • Tổng khoảng cách mở rộng tối đa là 500 m (1640 '5 ") (khi chỉ sử dụng 485ADP ngoại trừ, khi sử dụng 485BD với PLC FX2 (FX) / FX2C).
Các dòng PLC Mitsubishi hỗ trợ chức năng Parallel Link :
  • FX3UC Series, FX3U Series
  • FX3GC Series, FX3G Series
  • FX3S Series
  • FX2NC Series, FX2N Series  (Ver. 1.04 or later)
  • FX1NC Series , FX1N Series 
  • FX1S Series 
  • FX0N Series (Ver. 1.20 or later) 
  • FX2C Series, FX2(FX) Series
4. Sử dụng Parallel Link trong PLC Mitsubishi FX3U :
Với dòng PLC Mitsubishi FX3U, chúng ta có thể ứng dụng trên tất cả các model :
  • FX3U-16MR/ES-A / FX3U-16MT/ES-A
  • FX3U-32MR/ES-A / FX3U-32MT/ES-A
  • FX3U-48MR/ES-A / FX3U-48MT/ES-A
  • FX3U-80MR/ES-A / FX3U-80MT/ES-A
  • FX3U-128MR/ES-A / FX3U-128MT/ES-A
  • FX3U-128MR/ES-A FX3U-128MT/ES-A
Để thực tế hơn, mời quý khách hàng và các bạn theo dõi clip hướng dẫn chi tiếp lập trình PLC Mitsubishi FX3U ghép nối song song hai PLC do Phòng kỹ thuật công ty Auto Vina thực hiện dưới đây.
5. Clip hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi ghép nối song song, truyền thông Parallel Link :


Trên đây là toàn bộ nội dung thực hành lập trình PLC Mitsubishi FX3U-48MR truyền thông song song chế độ Parallel Link với PLC Mitsubishi FX3U-16MT qua cổng RS-485 communication expansion board FX3U-485-BD.
Quý khách hàng cần tham khảo thêm xin vui lòng liên hệ qua email, nhận xét trên Blog, website, kênh youtube.
Lưu ý, Auto Vina cam kết sẽ hướng dẫn chi tiết bằng tiếng Việt cho quý khách hàng khi mua hàng. Rất mong sự ủng hộ của quý khách.

Biên soạn : ©Nguyễn Bá Quỳnh - Phòng kỹ thuật - Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina
Xuất bản ngày 12/05/2019.
Bài viết thuộc bản quyền của tác giả Nguyễn Bá Quỳnh. Vui lòng không sao chép nội dung để quảng cáo riêng !
( Với các bạn cùng làm dịch vụ bán hàng, nếu bạn giỏi hãy tự làm ra những bài viết hữu ích cho khách hàng của bạn, đừng ăn cắp công sức của người khác về đánh tráo thông tin, vừa làm loãng thông tin tìm kiếm, vừa làm khách hàng phải theo dõi nhầm những nội dung không có thông tin hữu ích ).

[/mota][giaban]Giá: miễn phí[/giaban]

[tomtat] Lập trình PLC Mitsubishi với card analog input FX1N-2AD-BD. Hướng dẫn sử dụng, đấu nối và lập trình PLC Mitsubishi đọc tín hiệu analog từ card mở rộng 2 ngõ vào analog FX1N-2AD-BD. Cách thiết lập chế độ dòng điện và điện áp cho FX1N-2AD-BD. Tài liệu hướng dẫn sử dụng FX1N-2AD-BD Analog Input Expansion Board.[/tomtat][mota]

Hướng dẫn sử dụng Analog Input Expansion Board FX1N-2AD-BD
Sử dụng Analog Input Expansion Board FX1N-2AD-BD
1. Chức năng và thông số FX1N-2AD-BD Analog Input Expansion Board :
Sau đây, Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina gửi tới quý khách hàng hình ảnh thực tế FX1N-2AD-BD của hãng Mitsubishi hiện đang có trong kho Auto Vina. Chúng tôi là đơn vị cung cấp sản phẩm PLC, màn hình cảm ứng HMI GOT, động cơ Servo MR, biến tần chính hãng Mitsubishi tại thị trường Việt Nam với giá cạnh tranh, kho hàng có sẵn nhiều loại.
  • FX1N-2AD-BD Analog Input Expansion Board :
FX1N-2AD-BD analog input expansion board
FX1N-2AD-BD board
Vỏ hộp FX1N-2AD-BD analog input expansion board hàng mới, đầy đủ tài liệu hướng dẫn
Vỏ hộp và tài liệu FX1N-2AD-BD
  • FX1N-2AD-BD sử dụng cho dòng PLC FX1S và FX1N hãng Mitsubishi, mở rộng thêm 2 cổng ngõ vào tín hiệu analog cho PLC.
    • Voltage input mode (0 ~ 10V) : Resolution 2.5mV (10V /4000).
    • Current input mode (4 ~ 20mA) : Resolution 8µA {(20mA - 4mA) /2000}.
2. Sơ đồ đấu nối tín hiệu ngõ vào Analog cho FX1N-2AD-BD :

Link tải tài liệu hướng dẫn sử dụng FX1N-2AD-BD có nhiều trên mạng, nếu quý khách hàng chưa có xin vui lòng để lại comments hoặc email cho bộ phận kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina, chúng tôi sẽ cung cấp miễn phí tài liệu này.
Sơ đồ ngõ vào Analog cho board mạch FX1N-2AD-BD :
Sơ đồ đấu nối tín hiệu cho FX1N-2AD-BD PLC Mitsubishi
Sơ đồ đấu nối tín hiệu cho FX1N-2AD-BD
Theo hình trên, Board mạch không cần cấp nguồn, ngõ vào phía trên mô tả cách đấu nối ở chế độ điện áp, ngõ vào phía dưới mô tả cách đấu nối ở chế độ dòng điện. Dây truyền tín hiệu sử dụng dây 2 lõi có vỏ chống nhiễu cho tín hiệu Analog.

3. Cấu hình ngõ vào tín hiệu Analog và giá trị số được chuyển đổi trong PLC Mitsubishi :

Ngõ vào analog cho FX1N-2AD-BD có 2 chế độ hoạt động:
- Chế độ điện áp analog ngõ vào :
Giải điện áp vào : 0V ~ 10V
Giải giá trị số : 0 ~ 4000.
- Dòng điện analog ngõ vào 4mA ~ 20mA :
Giải dòng điện ngõ vào : 4mA ~ 20mA
Giải giá trị số : 0 ~ 2000.

4. Địa chỉ thanh ghi kết nối FX1N-2AD-BD :
  • Bit thiết lập chế độ : M8112 và M8113
  • Thanh ghi đọc kết quả giá trị số : D8112 và D8113

5. Clip hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi ghép nối FX1N-14MT với FX1N-2AD-BD :


Trên đây là toàn bộ nội dung thực hành lập trình PLC Mitsubishi FX1N-14MT kết nối board analog FX1N-2AD-BD đọc tín hiệu tương tự 4~20mA và điện áp 0~10V từ bộ tạo tín hiệu analog JS-VISG-M-S.
Quý khách hàng cần tham khảo thêm xin vui lòng liên hệ qua email, nhận xét trên Blog, website. ( Để thuận tiện cho việc xử lý các câu hỏi hỗ trợ kỹ thuật, quý khách hàng và các bạn vui lòng mô tả qua email hoặc các ứng dụng chat trên điện thoại để bộ phận kỹ thuật hỗ trợ được chính xác nhất thay vì việc gọi điện thoại ).
Lưu ý, Auto Vina cam kết sẽ hướng dẫn chi tiết bằng tiếng Việt cho quý khách hàng khi mua hàng. Rất mong sự ủng hộ của quý khách.

Biên soạn : ©Nguyễn Bá Quỳnh - Phòng kỹ thuật - Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina
Xuất bản ngày 06/05/2019.
Bài viết thuộc bản quyền của tác giả. Vui lòng không sao chép nội dung để quảng cáo riêng ! ( Với các bạn cùng làm dịch vụ bán hàng, nếu bạn giỏi hãy tự làm ra những bài viết hữu ích cho khách hàng của bạn, đừng ăn cắp công sức của người khác ).
[/mota][giaban]Giá: miễn phí[/giaban]

LÊN ĐẦU TRANG